menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Quách Dũng

Sau năm dài phục hồi, nhiều doanh nghiệp vận tải vẫn lỗ

Nhiều doanh nghiệp đã hồi phục doanh thu phần nào do khôi phục được các hoạt động kinh doanh tuy nhiên vẫn chưa thể thoát lỗ.

Những gam màu sáng

Theo thống kê của Bộ GTVT, sản lượng vận tải hàng hóa năm 2022 ước đạt 2.009 triệu tấn, tăng 23,7% so với cùng kỳ; luân chuyển hàng hóa ước đạt 441,3 tỷ tấn.km, tăng 29,4% so với cùng kỳ năm 2021.

Trong đó, vận chuyển hàng hóa các ngành đều tăng: hàng không tăng trưởng 3%, đường bộ tăng trưởng 22,7%, đường thủy tăng 26,9%, đường biển tăng trưởng 27,9%, đường sắt tăng trưởng 9%.

Vận chuyển hành khách năm 2022 ước đạt 3.664 triệu lượt khách, tăng 52,8% so với cùng kỳ năm 2021; luân chuyển hành khách ước đạt 171,8 tỷ HK.km, tăng 78,3% so với cùng kỳ. Trong đó, vận chuyển hành khách các ngành: hàng không tăng 224,6%, đường biển tăng 56,7%, đường sắt tăng 205,6%, đường bộ tăng 51,6%, đường thủy tăng 52,9%.

Ngoài sản lượng hành khách, sự hồi phục của ngành vận tải còn được phản ánh qua kết quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp vận tải.

CTCP Ánh Dương Việt Nam (HOSE: VNS) - công ty kinh doanh dịch vụ taxi lớn nhất Tp.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Tp.Vũng Tàu, đã liên tiếp 4 quý báo lãi, giúp năm 2022 có lãi trở lại sau 2 năm thua lỗ vì ảnh hưởng bởi dịch bệnh.

Cụ thể, trong quý IV/2022, doanh nghiệp này ghi nhận doanh thu đạt 324,73 tỷ đồng, tăng 264,8% so với cùng kỳ năm 2021. Lợi nhuận sau thuế tăng 162%, tương đương 144,59 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2021 (lỗ 89,06 tỷ đồng), đạt mức 55,53 tỷ đồng.

Sau năm dài phục hồi, nhiều doanh nghiệp vận tải vẫn lỗ

Luỹ kế trong năm 2022, Vinasun ghi nhận doanh thu đạt 1.089 tỷ đồng, gấp hơn 2 lần năm ngoái. Nguồn thu chủ yếu đến từ dịch vụ vận tải taxi, chiếm 80%; còn lại từ vận tải hành khách (17%) và dịch vụ khác.

Lợi nhuận sau thuế ghi nhận 185 tỷ đồng, tăng gấp 6 lần so với mức lỗ 277 tỷ đồng của năm 2021, tức tăng thêm 462,52 tỷ đồng.

Trước đó do ảnh hưởng của dịch bệnh, Vinasun đã trải qua hai năm lỗ liên tiếp, năm 2020 ghi nhận lỗ 210,58 tỷ đồng, năm 2021 ghi nhận lỗ 277,17 tỷ đồng.

Trong năm 2022, Vinasun đặt kế hoạch kinh doanh với tổng doanh thu 638,51 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 27,32 tỷ đồng. Như vậy, kết thúc năm 2022 với lợi nhuận ghi nhận 185,35 tỷ đồng, Công ty đã hoàn thành 678,4% kế hoạch lợi nhuận năm. Nhờ kết quả đó, mà doanh nghiệp này cũng thoát án huỷ niêm yết.

Giải trình về kết quả kinh doanh, Vinasun cho biết nếu như ở quý IV/2021, Công ty chỉ mới bắt đầu hoạt động trở lại sau khi dịch Covid-19 đã được khống chế với số lượng xe tham gia kinh doanh chỉ đạt khoảng 50% thì đến năm 2022, hoạt động kinh doanh của Công ty tiếp tục phục hồi và phát triển. Đến quý IV, số lượng xe của Công ty này tham gia hoạt động kinh doanh luôn đạt 100%. Điều này dẫn đến kết quả kinh doanh của Công ty đã hiệu quả hơn hẳn so với năm 2021.

Cũng chứng kiến sự tăng trưởng trong quý IV, CTCP Tập đoàn Alpha Seven (HNX: DL1) - doanh nghiệp vận tải hành khách đường bộ qua các bến bãi xe khách, xe buýt hay bãi đỗ xe tải ghi nhận báo lợi nhuận trước thuế quý 4/2022 tăng gấp 4,8 lần cùng kỳ lên mức 15,9 tỷ; lãi sau thuế 15,2 tỷ đồng.

Tính chung năm 2022, Alpha Seven thu về 279 tỷ đồng doanh thu, gấp gần 2,8 lần năm 2021 và là mức cao kỷ lục sau 13 năm niêm yết trên HNX của doanh nghiệp này. Dù vậy, công ty mới chỉ thực hiện được 46,7% kế hoạch cả năm.

Ở chiều ngược lại, nhờ khoản lãi gộp đột biến cùng nguồn từ hoạt động tài chính tăng mạnh so với cùng kỳ nên sau trừ các khoản thuế phí, doanh nghiệp này báo lãi sau thuế tăng tới 49%, đạt 74 tỷ đồng, qua đó vượt kế hoạch lãi sau thuế cả năm. Đây đã là mức tăng trưởng năm thứ 3 liên tiếp và là mức kỷ lục trong lịch sử hoạt động của công ty.

Sau năm dài phục hồi, nhiều doanh nghiệp vận tải vẫn lỗ
CTCP Xe khách Sài Gòn (UPCoM: BSG) trong quý IV ghi nhận doanh thu thuần tăng 2,3 lần đạt mức 160 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt trên 10 tỷ đồng trong khi đó cùng kỳ năm ngoái doanh nghiệp này lỗ tới 34 tỷ đồng.

Dù vậy lũy kế cả năm, doanh nghiệp này cũng chỉ báo lãi 15 tỷ đồng do quý I doanh nghiệp vẫn chịu lỗ và trong quý II chỉ lãi hơn 1 tỷ đồng. Tuy nhiên, nếu so với mức lỗ gần 65 tỷ đồng của doanh nghiệp này trong năm ngoái thì đây vẫn là tín hiệu tích cực và đây cũng là mức lãi cao nhất trong 7 năm trở lại đây

Trong năm, doanh thu của doanh nghiệp này cũng đạt tới 485 tỷ đồng, cao vượt hẳn so với 2 năm dịch trước đó, dù chưa thể trở lại với mức trước dịch bệnh.

Nhiều doanh nghiệp vẫn lỗ

Dù bức tranh của ngành vận tải đã tươi sáng hơn tuy nhiên nhiều doanh nghiệp vẫn chưa thể thoát được ra khỏi “điệp khúc lỗ”.

Theo báo cáo tài chính quý IV/2022, CTCP PGT Holdings (HNX: PGT) đơn vị vận hành thương hiệu Taxi Petrolimex trên thị trường thành phố Hồ Chí Minh, trong năm 2022, ghi nhận doanh thu đạt 17,7 tỷ đồng. Đây là mức doanh thu cao nhất của công ty kể từ năm 2015.

Tuy nhiên, do các chi phí đồng loạt tăng mạnh khiến doanh nghiệp ghi nhận khoản lỗ 2,4 tỷ đồng, nâng mức lỗ lũy kế tính đến ngày 31/12/2022 lên 67,6 tỷ đồng.

Tương tự, sau những cú sốc từ đại dịch Covid-19, Công ty Cổ phần Hoàng Hà (HNX: HHG) – doanh nghiệp chủ yếu kính doanh mảng vận tải hành khách, đã hồi phục doanh thu phần nào do khôi phục được các hoạt động kinh doanh.

Tuy nhiên, năm 2022 doanh nghiệp này vẫn báo lỗ gần 57,7 tỷ đồng. Các năm trước (2020 - 2021) HHG lỗ lần lượt là 66 tỷ đồng và 69 tỷ đồng. Điều này có nghĩa là cổ phiếu HHG đang đứng trước nguy cơ bị hủy niêm yết.

Sau năm dài phục hồi, nhiều doanh nghiệp vận tải vẫn lỗ

Trao đổi với Người Đưa Tin về bức tranh ngành vận tải năm 2022, ông Nguyễn Văn Quyền - Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam cho biết năm 2022, dịch Covid-19 đã cơ bản được kiểm soát. Những gam màu sáng đang dần trở lại đối với ngành vận tải, ô tô.

Tuy nhiên, toàn ngành vẫn còn nhiều khó khăn. Kinh doanh vận chuyển hành khách theo tuyến cố định, bến xe khách vẫn còn gặp rất nhiều trở ngại do tâm lý e ngại vào bến. Trong khi, xe hợp đồng trá hình phát triển tràn lan không kiểm soát, gây khó khăn cho các đơn vị kinh doanh tuyến cố định và bến xe.

Đặc biệt, giá xăng dầu tăng cao làm cho chi phí vận chuyển tăng theo, trong khi giá cước chưa thể điều chỉnh tương xứng.

“Thực tế chi phí nhiên liệu chiếm tỷ lệ khá lớn trong cơ cấu giá thành của vận tải đường bộ. Một chuyến xe tuyến cố định bình thường chi phí xăng dầu chiếm đến 40%, ngoài ra doanh nghiệp vận tải còn phải chịu những chi phí khác bao gồm: phí xuất bến, phí cao tốc, phí bảo trì đường bộ và tiền trả lãi ngân hàng. Việc giá xăng dầu tăng cao trong nửa đầu năm 2022 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động của các doanh nghiệp vận tải”, ông Quyền nói.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
1 Bình luận
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại