24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
Phạm Thế Duyệt Pro
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

Quy luật Cung – Cầu, sự di chuyển của giá!

Nếu cung và cầu cân bằng nhau, giá của sản phẩm sẽ được duy trì không đổi.

Richard Wyckoff là người đầu tiên áp dụng quy luật kinh tế cơ bản cung – cầu này vào đầu tư tài chính, Wyckoff quan niệm nếu cầu lớn hơn cung, giá của sản phẩm sẽ tăng. Tương tự, nếu cung lớn hơn cầu, giá của sản phẩm sẽ giảm.

Quy luật Cung – Cầu, sự di chuyển của giá!



- Ý tưởng này mang tính tổng quát và cần biết cách nhận diện những điểm khác biệt tinh tế khi ứng dụng vào thực tế, bởi con người có một sai sót cơ bản trong tư duy khi cho rằng giá tăng vì có nhiều người mua hơn người bán hoặc giá giảm vì có nhiều người bán hơn người mua.

- Trên thị trường số lượng người mua và người bán lúc nào cũng như nhau: Để ai đó mua thì phải có ai đó bán.

Lý thuyết Cung – Cầu

- Trên thị trường, cần có người mua và người bán đối ứng với nhau. Theo lý thuyết đấu giá, thị trường tìm cách tạo thuận lợi và dễ dàng cho quá trình trao đổi giữa người mua và người bán; đây là lý do tại sao khối lượng (thanh khoản) thu hút giá.

- Lý thuyết được phần đông giới kinh tế học chấp nhận quan niệm rằng, cung được tạo bởi người bán bằng cách đặt ra các lệnh giới hạn (chờ) bán ở cột ASK (giá bán thấp nhất), và cầu được tạo ra bời những người mua bằng cách đặt lệnh giới hạn (chờ) mua ở cột BID (giá mua cao nhất).

- Có một sai lầm phổ biến khi cho rằng mọi cầu mua và mọi cung bán đều như nhau. Lý tưởng, bạn cần nhận ra sự khác biệt những nhà giao dịch quyết liệt và nhà giao dịch thụ động trong cầu và cung. Thuật ngữ cung và cầu mang đến thái độ bị động bằng cách đặt lệnh giới hạn ở cột BID và ASK.

Quy luật Cung – Cầu, sự di chuyển của giá!

- Khi một nhà giao dịch chủ động đi đến cột BID để thực hiện lệnh ngay lập tức (bằng lệnh thị trường), anh ta được gọi là người bán; và khi anh ta đi đến cột ASK, anh ta được gọi là người mua.

- Về mặt hình thức, đây là tất cả những gì xảy ra, nhưng nó chỉ là lý thuyết trong kinh tế học chứ chưa nói bật lên được ý nghĩa trong việc thực hành. Mấu chốt nằm ở chỗ loại lệnh được thực hiện là lệnh gì.

- Chúng ta phải phân biệt được sự khác biệt giữa lệnh thị trường (quyết liệt) và lệnh giới hạn (thụ động).

- Các lệnh thụ động chỉ thể hiện ý đồ, chúng có khả năng khiến chuyển động giá ngừng lại; nhưng chúng không có khả năng làm giá dịch chuyển. Điều này phải yêu cầu sự quyết liệt tham gia của nhà đầu tư

Sự chuyển dịch của giá

Tính quyết liệt của nhà đầu tư

- Để giá có thể di chuyển tăng lên, người mua phải mua tất cả các lệnh bán có sẵn tại mức giá đó, rồi tiếp tục quyết liệt mua vào để tạo ra lực đẩy giá tăng lên mức cao mới, và tìm kiếm người bán mới để tiến hành giao dịch.

- Những lệnh mua thụ động khiến chuyển động giảm giá (bearish) chững lại, nhưng bản thân các lệnh mua thụ động này không đủ sức nâng giá lên. Những lệnh duy nhất có khả năng đẩy cho giá tăng là những lệnh mua theo lệnh thị trường hoặc những người mua theo giá khớp của thị trường.

- Do đó, chuyển động tăng giá có thể hình thành khi có sự tham gia năng động của người mua hoặc bằng cách thực hiện lệnh dừng lỗ của vị thế bán khống.

- Để giá di chuyển đi xuống, người bán phải sẵn lòng chấp nhận tất cả lệnh mua (phía cầu) tại mức giá đó và tiếp tục đẩy giá xuống để tìm kiếm người mua ở mức giá thấp hơn.

- Các lệnh bán thụ động khiến chuyển động tăng giá (bullish) chậm lại, nhưng bản thân các lệnh bán thụ động này không đủ sức đẩy giá xuống. Những lệnh duy nhất có khả năng đẩy cho giá giảm xuống là những lệnh bán theo lệnh thị trường hoặc những người bán theo giá khớp của thị trường.

Quy luật Cung – Cầu, sự di chuyển của giá!

- Do đó, chuyển động giảm giá có thể được tạo ra bởi sự tham gia năng động của người bán hoặc bằng cách thực hiện lệnh cắt lỗ của vị thế mua.

Thiếu sự quan tâm

- Chúng ta cũng cần phải hiểu khi một trong hai lực biến mất thì có thể khiến giá mất đi cân bằng. Cung biến mất có thể làm giá tăng, tương tự như khi cầu biến mất thì có thể khiến giá giảm.

- Khi cung rút đi, tình trạng thiếu sự quan tâm đến việc bán thể hiện ở cột ASK (giá báo bán) có số lượng hợp đồng nhỏ hơn và do đó giá có thể dễ dàng tăng lên với ít lực mua. Ngược lại, nếu cầu rút đi, nó sẽ dẫn tới số lượng hợp đồng mà người mua đặt ở cột BID (giá chào mua) sẽ giảm đi và đây sẽ là nguyên nhân giá giảm xuống chỉ với ít lực bán.

Quy luật Cung – Cầu, sự di chuyển của giá!

Kết luận

- Bất kể lệnh mua hoặc lệnh bán xuất phát từ đâu (nhà giao dịch nhỏ lẻ, nhà đầu tư tổ chức, giao dịch thuật toán,… ), kết quả vẫn là thanh khoản sẽ được bổ sung vào thị trường; và đây mới là điều có ý nghĩa quan trọng khi giao dịch.

- Hai trong số các công cụ mà chúng ta có thể sử dụng để lý giải kết quả của tương tác giữa cung cầu này là giá và khối lượng. Để thấu hiểu tình hình thị trường, ta cần phải xây dựng khả năng diễn giải chính xác hành động giá trong mối tương quan với khối lượng.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Mã chứng khoán liên quan bài viết
1,254.89 -9.59 (-0.76%)
1,325.62 -12.98 (-0.97%)
225.41 -0.95 (-0.42%)
91.96 -0.42 (-0.45%)
prev
next

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Theo dõi người đăng bài

Phạm Thế Duyệt Pro

Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY

Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả