QCG, APC, AAH bất ngờ tăng trần sau loạt thông tin tiêu cực
Diễn biến của nhóm cổ phiếu này lại đem đến những bất ngờ, khó hiểu.
Liên quan đến vụ án Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, tại phiên tòa ngày 11/4, Hội đồng xét xử đã buộc CTCP Quốc Cường Gia Lai (Mã QCG - HoSE) - doanh nghiệp được điều hành bởi mẹ con Tổng Giám đốc Nguyễn Thị Như Loan và Nguyễn Quốc Cường (Cường Đô la) - phải hoàn trả lại toàn bộ số tiền đã nhận gần 2.882 tỷ đồng nhận từ đối tác Sunny Island (liên quan đến Vạn Thịnh Phát).
Đáng chú ý, việc phải hoàn trả hàng nghìn tỷ đồng (bằng 28% tổng tài sản) trong bối cảnh tình hình tài chính của công ty không quá khả quan ngay lập tức đẩy Quốc Cường Gia Lai vào thế khó.
Tại thời điểm cuối năm 2023, tổng tài sản của QCG giảm còn 9.585 tỷ đồng trong đó lượng tiền mặt chỉ còn hơn 28 tỷ. Trong khi đó, nợ phải trả ghi nhận 5.236 tỷ đồng trong đó 4.292 tỷ đồng là các khoản phải trả ngắn hạn khác bao gồm: 2.883 tỷ đồng tiền nhận của Sunny cho dự án Phước Kiển, còn lại là các dự án khác.
Trong cơn bĩ cực, cổ phiếu QCG liên tục tăng trần trong những phiên gần đây (đầu phiên sáng 15/4 tăng hết biên độ lên mức 15.400 đồng/cp - cao nhất sau hơn 2 năm
Ngay đầu tháng 4, hơn 20 triệu cổ phiếu APC của CTCP Chiếu xạ An Phú - doanh nghiệp chiếu xạ duy nhất trên sàn - vừa nhận quyết định huỷ niêm yết bắt buộc trên sàn HoSE do tình trạng doanh nghiệp thua lỗ 3 năm liên tiếp. Thời gian áp dụng là ngày 29/4. Phiên giao dịch cuối cùng là 26/4.
Tính đến đầu phiên 2/4/2024, giá cổ phiếu APC chỉ còn 6.250 đồng - giảm gần 93% so với mức đỉnh thời điểm ra mắt thị trường cách đây hơn 14 năm.
Trước đó, cổ phiếu APC được đưa vào diện chứng khoán bị kiểm soát ngày 16/3/2023 do lợi nhuận sau thuế năm 2022 âm 9 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế năm 2021 âm 1,59 tỷ đồng. Năm 2023 vừa qua, công ty lỗ thêm 35,6 tỷ đồng - tăng lỗ gần 4 lần so với năm liền trước.
Mở cửa phiên sáng nay, cổ phiếu APC tiếp tục tăng trần lên mức 8.360 đồng/cp (tăng 37% sau gần 2 tuần). Tuy nhiên, mã thu hẹp biên độ tăng ngay sau đó còn 2,7%. Thực tế, trước khi xuất hiện nhịp hồi phục này, cổ phiếu Chiếu xạ An Phú đã duy trì xu hướng giảm suốt hơn 2 năm qua từ vùng giá 30.x.
Kết phiên cuối tuần trước (ngày 12/4), cổ phiếu AAH của CTCP Hợp Nhất giảm về mức đáy 5.000 đồng/cp, thanh khoản gây sốc với hơn 24 triệu đơn vị - tương đương 20% vốn công ty.
Cổ phiếu AAH đã duy trì trạng thái giảm giá mạnh, thậm chí "nằm sàn" trong hàng chục phiên trở lại đây. Pha rút đỉnh trong gần 3 tháng khiến giá giảm tới 79%.
Đáng nói, 117,9 triệu cổ phiếu AAH mới chỉ ra mắt thị trường chứng khoán trên sàn UPCoM ngày 11/1 vừa qua với giá tham chiếu 9.900 đồng/cp.
Trước khi lên sàn, AAH có 123 cổ đông trong đó 1 tổ chức trong nước nắm 1,7% vốn; phần còn lại do cổ đông cá nhân nắm giữ. Ông Đặng Quốc Lịch - Chủ tịch HĐQT là cổ đông lớn duy nhất nắm giữ hơn 35,1 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 29,8% vốn.
Về kết quả kinh doanh, năm 2023, Hợp Nhất đạt doanh thu 218,6 tỷ đồng - giảm 63% so với năm trước đó; lợi nhuận sau thuế giảm 87,5% còn 12,8 tỷ đồng.
Sau phiên phân phối kỷ lục, cổ phiếu AAH bất ngờ tăng kịch trần lên mức 5.700 đồng/cp trong phiên sáng 15/4; khớp lệnh tạm tính đạt gần 1,9 triệu đơn vị.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bàn tán về thị trường