Phát triển các công cụ chứng khoán phái sinh ở Việt Nam
Thị trường chứng khoán (TTCK ) phái sinh đóng vai trò quan trọng và là kết quả tất yếu trong sự phát triển đồng bộ, đầy đủ của thị trường chứng khoán mỗi quốc gia.
Trên thế giới, phần lớn các nước có thị trường tài chính phát triển đều ưu tiên xây dựng và phát triển TTCK phái sinh như một cấu phần không thể thiếu trong cấu trúc thị trường tổng thể với vai trò phòng ngừa rủi ro cho hoạt động đầu tư trên các mảng thị trường khác, bao gồm cả thị trường cơ sở lẫn thị trường hàng hóa. Nghiên cứu này làm rõ thực trạng giao dịch các công cụ chứng khoán phái sinh trên TTCK Việt Nam thời gian qua, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm triển khai hiệu quả những sản phẩm mới, đáp ứng nhu cầu đầu tư cũng như hoàn thiện TTCK phái sinh trong giai đoạn tới.
Giới thiệu
TTCK phái sinh bản chất là thị trường phòng ngừa rủi ro cho hoạt động đầu tư trên các mảng thị trường khác, bao gồm cả TTCK cơ sở cũng như thị trường hàng hóa.
Trên thế giới, TTCK phái sinh ngày càng phát huy vai trò là giải pháp hữu hiệu để giữ chân nhà đầu tư, tránh tình trạng nhà đầu tư tháo chạy khi thị trường cơ sở sụt giảm, mà không phải hút nguồn tiền của thị trường cơ sở. Phần lớn các nước có thị trường tài chính phát triển đều ưu tiên xây dựng và phát triển TTCK phái sinh như một cấu phần không thể thiếu trong cấu trúc thị trường tổng thể.
Tại Việt Nam, sau những thành công đã đạt được trên thị trường cơ sở, ngày 10/8/2017, TTCK phái sinh chính thức được khai trương giao dịch tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX). Trên cơ sở định hướng của Chính phủ là giao dịch từ sản phẩm đơn giản đến sản phẩm phức tạp, HNX đã lựa chọn sản phẩm ra mắt đầu tiên là hợp đồng tương lai (HĐTL) trên chỉ số VN30, tiếp đó sản phẩm HĐTL trái phiếu chính phủ (TPCP) kỳ hạn 5 năm và 10 năm.
Sau gần 6 năm hoạt động, TTCK phái sinh đã có sự tăng trưởng vượt các kỳ vọng đặt ra và trở thành một kênh đầu tư hấp dẫn thu hút các nhà đầu tư trong bối cảnh thị trường cơ sở nhiều biến động. Đặc biệt, thời gian qua, số lượng tài khoản giao dịch chứng khoán phái sinh vẫn tiếp tục có xu hướng tăng. Đến cuối tháng 3/2023, số lượng tài khoản giao dịch phái sinh đạt 1.244.709 tài khoản, tăng 2,08% so với tháng trước.
Thực trạng giao dịch các công cụ chứng khoán phái sinh
Hợp đồng tương lai chỉ số chứng khoán VN30
Bảng 1: Kết quả giao dịch hợp đồng tương lai chỉ số VN30 gần đây |
||||
STT |
Tên hợp đồng |
Giá |
Ngày GDĐT |
Ngày giao dịch cuối cùng |
1 |
HĐTL chỉ số VN30 01 tháng |
1,075.80 |
10/8/17 |
20/04/2023 |
2 |
HĐTL chỉ số VN30 02 tháng |
1,073.00 |
10/8/17 |
18/05/2023 |
3 |
HĐTL chỉ số VN30 01 quý |
1,070.00 |
10/8/17 |
15/06/2023 |
4 |
HĐTL chỉ số VN30 02 quý |
1,068.00 |
10/8/17 |
21/09/2023 |
5 |
HĐTL chỉ số VN30 09/2023 |
1,068.00 |
27/01/2023 |
21/09/2023 |
6 |
HĐTL chỉ số VN30 06/2023 |
1,070.00 |
21/10/2022 |
15/06/2023 |
7 |
HĐTL chỉ số VN30 05/2023 |
1,073.00 |
17/03/2023 |
18/05/2023 |
8 |
HĐTL chỉ số VN30 04/2023 |
1,075.80 |
17/02/2023 |
20/04/2023 |
9 |
HĐTL chỉ số VN30 03/2023 |
1,043.00 |
22/07/2022 |
16/03/2023 |
10 |
HĐTL chỉ số VN30 02/2023 |
1,052.30 |
16/12/2022 |
16/02/2023 |
11 |
HĐTL chỉ số VN30 01/2023 |
1,121.00 |
18/11/2022 |
19/01/2023 |
12 |
HĐTL chỉ số VN30 12/2022 |
1,065.10 |
22/04/2022 |
15/12/2022 |
13 |
HĐTL chỉ số VN30 11/2022 |
972.5 |
16/09/2022 |
17/11/2022 |
14 |
HĐTL chỉ số VN30 10/2022 |
1,058.00 |
19/08/2022 |
20/10/2022 |
15 |
HĐTL chỉ số VN30 09/2022 |
1,262.20 |
21/01/2022 |
15/09/2022 |
16 |
HĐTL chỉ số VN30 08/2022 |
1,304.80 |
17/06/2022 |
18/08/2022 |
17 |
HĐTL chỉ số VN30 07/2022 |
1,234.10 |
20/05/2022 |
21/07/2022 |
18 |
HĐTL chỉ số VN30 06/2022 |
1,286.00 |
22/10/2021 |
16/06/2022 |
19 |
HĐTL chỉ số VN30 05/2022 |
1,283.00 |
18/03/2022 |
19/05/2022 |
20 |
HĐTL chỉ số VN30 04/2022 |
1,435.30 |
18/02/2022 |
21/04/2022 |
21 |
HĐTL chỉ số VN30 03/2022 |
1,472.20 |
16/07/2021 |
17/03/2022 |
22 |
HĐTL chỉ số VN30 02/2022 |
1,540.20 |
17/12/2021 |
17/02/2022 |
23 |
HĐTL chỉ số VN30 01/2022 |
1,492.60 |
19/11/2021 |
20/01/2022 |
Nguồn: finance.vietstock.vn
Bảng 1 thể hiện tổng quan kết quả giao dịch HĐTL chỉ số VN30 (thống kê theo tháng) trong thời gian gần đây, trong đó các hợp đồng đã được giao dịch với đa dạng các kỳ hạn, được đáo hạn và thanh toán theo đúng thời hạn của hợp đồng. Hơn nữa, biến động giá của các HĐTL chỉ số VN30 nhìn chung tăng giảm không quá lớn. Kết quả này cho thấy giao dịch HĐTL chỉ số VN30 bước đầu đem lại sự an toàn nhất định cho nhà đầu tư và thị trường. Đặc biệt, thị trường đã đạt được một số kết quả khá ấn tượng trong thời gian vừa qua.
Theo HNX, khối lượng hợp đồng mở (OI) tăng mạnh, tại phiên giao dịch cuối tháng 3/2023, OI đạt 64.443 hợp đồng, tăng 6,14% so với tháng trước. Phiên giao dịch ngày 30/3/2023 ghi nhận khối lượng mở OI cao nhất trong tháng với 71.190 hợp đồng, đây cũng là mức OI cao nhất của hợp đồng tương lai VN30 từ trước đến nay trên thị trường phái sinh.
Hợp đồng tương lai trái phiếu chính phủ
Bảng 2: Giao dịch hợp đồng tương lai chỉ số VN30 tháng 3/2023 |
||||
TT |
Chỉ tiêu |
Đơn vị |
Tháng 3/2023 |
Tháng 2/2023 |
1 |
Khối lượng giao dịch bình quân phiên |
Hợp đồng |
335.637 |
307.4 |
2 |
Giá trị giao dịch (theo danh nghĩa) bình quân phiên |
Tỷ đồng |
34.881 |
32.509 |
3 |
Khối lượng OI (cuối kỳ) |
Hợp đồng |
64.443 |
60.715 |
Nguồn: HNX
Nối tiếp thành công của giao dịch HĐTL chỉ số VN30, ngày 4/7/2019, HNX triển khai giao dịch HĐTL TPCP kỳ hạn 5 năm. HĐTL TPCP kỳ hạn 5 năm tại Việt Nam có tài sản cơ sở là trái phiếu giả định có những đặc điểm tương tự một trái phiếu Chính phủ với mệnh giá 100.000 đồng, kỳ hạn 5 năm, lãi suất danh nghĩa 5%/năm, trả lãi định kỳ 12 tháng/lần, trả gốc một lần khi đáo hạn.
Theo Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước, việc lựa chọn kỳ hạn của trái phiếu là 5 năm được cân nhắc dựa trên thanh khoản cũng như tỷ trọng của loại kỳ hạn này trong cơ cấu kỳ hạn phát hành trên thị trường giao ngay. Theo thống kê của HNX, TPCP kỳ hạn 5 năm được Kho bạc Nhà nước phát hành nhiều nhất trên thị trường sơ cấp, có tính thanh khoản tốt trên thị trường thứ cấp và được kỳ vọng sẽ đáp ứng nhu cầu đầu tư và phòng ngừa rủi ro của các nhà đầu tư.
Bảng 3: Danh mục các hợp đồng tương lai trái phiếu chính phủ kỳ hạn 5 năm và 10 năm hiệu lực từ 16/12/2022 |
||||
STT |
Sản phẩm |
Mã |
Ngày giao dịch đầu tiên |
Ngày giao dịch cuối cùng |
1 |
HĐTL TPCP kỳ hạn 10 năm tháng 06/2023 |
GB10F2306 |
26/09/2022 |
23/06/2023 |
2 |
HĐTL TPCP kỳ hạn 10 năm tháng 09/2023 |
GB10F2309 |
26/12/2022 |
25/09/2023 |
3 |
HĐTL TPCP kỳ hạn 10 năm tháng 12/2023 |
GB10F2312 |
27/03/2023 |
25/12/2023 |
4 |
HĐTL TPCP kỳ hạn 05 năm tháng 03/2023 |
GB05F2303 |
16/06/2022 |
15/03/2023 |
5 |
HĐTL TPCP kỳ hạn 05 năm tháng 06/2023 |
GB05F2306 |
16/09/2022 |
15/06/2023 |
6 |
HĐTL TPCP kỳ hạn 05 năm tháng 09/2023 |
GB05F2309 |
16/12/2022 |
15/09/2023 |
Nguồn: VSD
Ngày 28/6/2020, HNX tiếp tục giới thiệu HĐTL TPCP kỳ hạn 10 năm. Đây là sản phẩm thứ ba trên TTCK phái sinh, tiếp tục góp phần đa dạng hoá sản phẩm giao dịch trên thị trường, đồng thời được kỳ vọng là sản phẩm phòng vệ rủi ro hiệu quả cho thị trường TPCP.
Tài sản cơ sở của sản phẩm này là TPCP giả định có kỳ hạn 10 năm, mệnh giá 100.000 đồng, lãi suất danh nghĩa 5,0%/năm, trả lãi định kỳ cuối kỳ 12 tháng/lần, trả gốc một lần khi đáo hạn. Bảng cho thấy một số hợp đồng được giao dịch trong thời gian gần đây. Tuy nhiên, kết quả giao dịch HĐTL TPCP vẫn còn khiêm tốn về nhiều mặt so với HĐTL chỉ số VN30 trong thời gian qua.
Khó khăn, hạn chế
Bên cạnh những kết quả đạt được, TTCK phái sinh Việt Nam vẫn còn tồn tại một số hạn chế cần khắc phục trong thời gian tới, cụ thể:
- Cơ cấu công cụ phái sinh trên thị trường chưa đa dạng để thu hút nhà đầu tư trong và ngoài nước. HĐTL chỉ số VN30 đã được giao dịch thành công nhưng chỉ được giao dịch trên tài sản cơ sở là chỉ số VN30 mà chưa giao dịch trên những chỉ số chứng khoán khác có thể có tính đại diện tốt hơn. Đây có thể xem là sự thử nghiệm của HNX ở giai đoạn thị trường mới thành lập, vừa là hạn chế nhưng cũng là bước đi phù hợp của thị trường, tuy nhiên, về lâu dài, các công cụ phái sinh khác cần được triển khai ở giai đoạn phát triển kế tiếp.
- Nhà đầu tư tham gia trên TTCK phái sinh cũng chưa đa dạng, thị trường chỉ thu hút chủ yếu sự tham gia của nhà đầu tư cá nhân trong nước. Tỷ trọng giao dịch của nhóm nhà đầu tư này mặc dù có xu hướng giảm qua các năm nhưng nhìn chung vẫn ở mức cao. Do đó, TTCK phái sinh sẽ phát huy vai trò tốt hơn nếu cơ cấu nhà đầu tư tham gia thị trường được đa dạng.
Giải pháp phát triển các công cụ chứng khoán phái sinh
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận