Phân tích báo cáo tài chính năm 2023 của CEO
Trải qua năm 2023, CEO đã có một cú tăng ngoạn mục khi giá cổ phiếu tiệm cận lại vùng 30. Quý 4/2023, mặc dù doanh thu có sụt giảm nhưng CEO nhưng vẫn có những khoản tăng trưởng đáng chú ý.
I) Vài nét cơ bản về BCTC Q4/2023.
Quý 4/2023, doanh thu thuần hợp nhất của CEO đạt 450 tỷ đồng, giảm gần 70% svck; lợi nhuận gộp đạt 131 tỷ đồng, giảm 25% svck. Nhưng điều này không có gì đáng nói khi mà năm vừa rồi nhóm Bất động sản gặp khó khăn chung. Tình trạng nhà đầu tư rao bán cắt lỗ, giảm giá diễn ra rầm rộ. Thậm chí nhiều chủ đầu tư dự án để bán được hàng cũng chấp nhận chiết khấu tới 40% giá bán. Mặc dù sự sụt giảm lợi nhuận này là điều bình thường.
Tuy vậy, khả năng cao các nhà đầu tư sáng mai có thể sẽ phản ứng khá mãnh liệt trước thông tin này. Nguyên nhân là do một số broker chưa đủ tìm hiểu sâu về BCTC doanh nghiệp mà chi lướt qua khoản doanh thu, lợi nhuận trong kì rồi đưa ra đánh giá. Tôi không phán xét điều này là sai nhưng khi cung cấp thông tin thì phải tìm hiểu kĩ về thông tin đó trước rồi ta mới nên gửi cho khách hàng.
II) Một số điểm đáng chú ý trong BCTC Q4/2023 của CEO
Ngoài khoản doanh thu ra ta phải chú ý đến khoản nợ phải trả của doanh nghiệp. Soi lại năm 2023, về nguồn vốn, nợ phải trả tại ngày 31/12/2023 đạt 3.186 tỷ đồng, giảm hơn 5% svck. Điểm đáng chú ý là khoản giảm hơn 5% này, chủ yếu đến từ suy giảm vay và nợ thuê tài chính dài hạn của CEO đạt 279 tỷ đồng, giảm 1.5 lần so với đầu năm. Cùng với đó, khoản doanh thu chưa thực hiện dài hạn đạt 188 tỷ đồng, giảm 1.1 lần so với đầu năm. Một trong những nguyên nhân khiến vay nợ của Công ty giảm là do CEO đã tất toán toàn bộ các khoản trái phiếu phát hành. Được biết, Công ty hoàn tất công tác tất toán trái phiếu ngay trong quý 2 năm nay khi tại 31/03/2023. Phần nào áp lực nợ vay của CEO ở thời điểm hiện tại đã được giảm nhẹ tương đối. CEO đang dần "trưởng thành" và từng bước thoát ra sự lệ thuộc vào vốn vay.
b) Vốn chủ sở hữu
Về vốn Vốn chủ sở hữu đạt 6.234 tỷ đồng, tăng mạnh so với đầu năm. Tôi nhớ không nhầm sau đợt chào bán cho cổ đông hiện hữu và ESOP, CEO đã bỏ túi một khoản kha khá khoản 2.600 tỷ. Khả năng sắp tới số tiền này sẽ phục vụ mục đích đầu tư dự án khu biệt thự cao cấp Sonasea Residences. Và cũng có thể một phần tiền này có thể sẽ dùng để đầu tư hai dự án Sonasea Vân Đồn và Khu du lịch Green Hotel&Resort vốn đang trong quá trình dở dang gần như hoàn thiện. Thêm nữa, nếu may mắn CEO cũng có thể cân nhắc việc tăng vốn lưu động cho các công ty con và bổ sung vốn lưu động. Như vậy, có thể coi đây là một điều tích cực rồi không nên đòi hỏi thêm.
c) Lưu chuyển tiền
Lưu chuyển tiền thuần cả năm 2023 của CEO dương 755 tỷ đồng, cao hơn 9 lần svck. Điều này đã giúp CEO thu được lượng tiền và tương đương tiền ở mức khá. Năm 2023, dòng tiền kinh doanh của CEO lỗ 72 tỷ đồng (so với năm 2021, thì con số này tương đối tích cực. Phản ánh trực tiếp qua sự suy giảm của các khoản phải thu và chi phí lãi vay. Nhìn chung trong năm vừa qua để bù đắp sự thiếu hụt của dòng tiền và tiến hành cơ cấu khoản nợ thì CEO đã hạn chế mua sắm tài sản và rút vốn về, thể hiện ở việc thu hồi cho vay, bán công cụ nợ của đơn vị khác (thu về 502 tỷ đồng) và thu hồi đầu tư góp vốn đơn vị khác (93 tỷ đồng).
Khoản tiền thu từ việc phát hành cổ phiếu đã cứu cánh cho CEO thoát khỏi sự thiếu hụt nguồn vốn, bởi phần lợi nhuận gọp trong năm 2023 vừa qua cũng tạm đủ để gồng gánh các khoản chi phí. Có thể thấy, dù đã thoát khỏi áp lực nợ vay, nhưng tình hình kinh doanh trong lĩnh vực cốt lõi của CEO vẫn chưa được cải thiện.
Nhưng với nguồn vốn ở thời điểm hiện tại CEO hoàn toàn có thể vươn lên làm chủ cuộc chơi. Và tham vọng lấn sân sang lĩnh vực Bất động sản công nghiệp của CEO cũng có tiềm năng. Vì ngoài đẩy mạnh tiến độ thi công các hạng mục công trình tại các dự án trọng điểm, CEO con ấp ủ triển khai chiến lược phát triển "CEO Xây dựng" với mục tiêu chính là trở thành tổng thầu xây dựng. Tập trung mảng xây dựng nhà ở vừa túi tiền và xây dựng nhà ở tư nhân hộ gia đình trong các khu đô thị của CEO.
III) Phân tích kĩ thuật CEO
Nếu nhìn trên chart tuần, thì CEO vẫn còn giữ được xu hướng tăng điểm trong trung và dài hạn khi mà đường EMA 34 vẫn còn giữ được trên đường EMA 89. Bên cạnh đó, 2 tuần trước khi chạm lại ngưỡng hỗ trợ kĩ thuật quanh ngưỡng 20.5, nến tuần kết bằng một cây nến chân dài tương đối phần nào thể hiện lực cầu tại ngưỡng hỗ trợ này còn khá mạnh.
Bên cạnh đó, cổ phiếu đang có sự tiết cung khi áp lực bán 3 tuần gần đây đều cho dấu hiệu hạ nhiệt, dường như lượng cung ở vùng giá này không còn mạnh mẽ nữa và thời điểm cổ phiếu đảo chiều bât tăng có lẽ sẽ sớm xuất hiện trong thời gian tới.
Hiện tại cổ phiếu đang có một cản chéo quanh vùng giá 22 và đầu tuần nay cổ phiếu còn nhạy khi tiệm cận lại vùng cản đó. Nhưng có thể coi đây là nhịp rũ cung của CEO khi mà lực bán không còn mạnh và lực cầu nhanh chóng lấy lại thế cân bằng.
Về nhóm BĐS, tôi dạo quay một vòng thấy đều đã giảm tương đối, hầu hết các mã đều đã đạt tới mức chiết khấu quanh 10-15%. Có thể thấy rằng đà giảm của các cổ phiiếu đa phần đã có sự tương đồng, giúp giảm thiểu tình trạng phân hóa. Nhiều khả năng dòng tiền lớn sẽ bắt đầu tham gia trở lại, khi các cổ phiếu nhóm này đều đang ở mức định giá hấp dẫn. Sớm hay muộn nhóm BĐS sẽ tạo đáy rồi đi lên.
Sáng mai khi các broker truyền tai nhau về lợi nhuận CEO giảm, thì tôi sẽ canh mua CEO nếu có rung lắc và tiếp tục mua đều khi thị trường điều chỉnh vào tuần sau (trước khi đóng cửa nghỉ lễ), Tất nhiên sẽ không tất tay vào một mã, mà sẽ chia ra đi lệnh dần dần miễn là tỷ trọng CEO chiếm tối đa 20% NAV.
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận