Ông Trần Bá Dương: Cần đề cao sự tư vấn và tham gia kiểm soát của các tổ chức kiểm toán quốc tế
Chia sẻ về "kinh nghiệm huy động vốn trái phiếu của Thaco", ông Trần Bá Dương Chủ tịch Công ty CP ô tô Trường Hải cho biết doanh nghiệp của Ông luôn đề cao sự tư vấn và tham gia kiểm soát của các tổ chức kiểm toán quốc tế.
Ông Trần Bá Dương Chủ tịch Công ty CP ô tô Trường Hải cho biết: Với ý thức doanh nghiệp là một thực thể của nền kinh tế đất nước và thị trường vốn của nền kinh tế chỉ an toàn, minh bạch, hiệu quả và bền vững khi và chỉ khi hầu hết các doanh nghiệp nhất là các doanh nghiệp có quy mô lớn sử dụng vốn một cách an toàn, minh bạch, hiệu quả và có ý thức thượng tôn pháp luật, góp phần ổn định kinh tế vi mô của đất nước.
Những bài học kinh nghiệm sử dụng vốn tại Công ty cổ phần Trường Hải- Thaco như sau: Trong suốt 25 năm hình thành và phát triển, Thaco luôn phát triển sản xuất kinh doanh từ nhỏ đến lớn hơn một cách hiệu quả và trong khả năng quản trị của mình.
Thaco đề cao sự tư vấn và tham gia kiểm soát của các tổ chức kiểm toán quốc tế (Thaco đã thực hiện kiểm toán từ năm 2007 đến nay với 2 công ty là PWC và E&Y).
Thaco huy động vốn vay một cách chân phương từ các các ngân hàng lớn trong, ngoài nước và được thẩm định cho vay với các chuẩn mực an toàn. Thaco không sử dụng các đòn bẩy tài chính gì, chưa tham gia thị ta trường chứng khoán và chỉ mới phát hành bán vốn cho một tập đoàn nước ngoài nắm giữ 26.5% và cán bộ nhân viên 2%. Thaco không đầu tư vào một ngân hàng hay định chế tài chính nào.
Trong thời gian qua và hiện nay, Thaco chỉ sử dụng lợi nhuận và trích khấu hao hàng năm cùng với vốn vay dài hạn với tỷ lệ hợp lý để đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh. Hiện nay đang tập trung vào sản xuất cơ khí và công nghiệp hỗ trợ mở rộng ra 2 miền Nam, Bắc. Đồng thời đầu tư sản xuất nông nghiệp hình thành các khu liên hợp sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, tuần hoàn và khép kín trên nền tảng hữu cơ cho thị trường xuất khẩu.
Nhân hội nghị này, Thaco đề nghị Chính phủ quan tâm tiếp tục giữ ổn định kinh tế vĩ mô điều hành nguồn vốn và phân bổ tập trung vào các lĩnh vực phát triển hạ tầng giao thông, sản xuất trong công nghiệp, nông nghiệp và logicstis nhằm hướng doanh nghiệp tham gia nhiều hơn kéo theo các nguồn lực khác như tài chính, đất đai và nguồn nhân lực trong các lĩnh vực này.
Trái phiếu doanh nghiệp là thị trường tiềm năng và còn nhiều dư địa để phát triển
Ông Phạm Quang Dũng, Chủ tịch Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam Vietcombank (VCB) cho biết: Phát triển thị trường vốn là điều kiện tất yếu để đáp ứng yêu cầu tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế. Trong những năm vừa qua, thị trường vốn nói chung và thị trường trái phiếu nói riêng đã có sự tăng trưởng mạnh mẽ và dần trở thành 1 kênh huy động vốn trung dài hạn quan trọng. Huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu giúp doanh nghiệp có được nguồn vốn trung dài hạn với khối lượng lớn, chi phí hợp lý, cơ cấu linh hoạt.
Ông Phạm Quang Dũng, Chủ tịch Vietcombank: Thị trường TPDN là yêu cầu chính đáng và tất yếu của doanh nghiệp và nền kinh tế. Đây là thị trường tiềm năng và còn nhiều dư địa để phát triển. Ảnh VGP/Nhật Bắc |
Đối với VCB, hiện nay tổng tài sản của VCB hiện đã vượt 1.4 triệu tỷ đồng, dư nợ tín dụng đạt hơn 1 triệu tỷ đồng. Danh mục đầu tư TPDN chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong danh mục tín dụng của VCB.
VCB đánh giá việc phát triển thị trường TPDN là yêu cầu chính đáng và tất yếu của doanh nghiệp và nền kinh tế. Đây là thị trường tiềm năng và còn nhiều dư địa để phát triển. Do đó, VCB luôn chủ động, tích cực tham gia thị trường trái phiếu doanh nghiệp với vai trò đa dạng như nhà đầu tư chuyên nghiệp, tổ chức tư vấn, tổ chức bảo lãnh phát hành, đơn vị cung ứng dịch vụ thanh toán... để góp phần thúc đẩy sự phát triển của thị trường và phục vụ chiến lược phát triển dài hạn của VCB.
Để giúp thị trường vốn nói chung và thị trường TPDN nói riêng phát triển an toàn, minh bạch, hiệu quả, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô và đảm bảo các cân đối lớn của nền kinh tế, VCB có 3 ý kiến như sau:
Do đó, một mặt rất cần khuyến khích sự hình thành và phát triển của các công ty xếp hạng tín nhiệm. Mặt khác cần sớm yêu cầu xếp hạng tín nhiệm độc lập bắt buộc đối với doanh nghiệp phát hành và trái phiếu phát hành.
Kinh nghiệm quốc tế cho thấy việc yêu cầu xếp hạng tín nhiệm bắt buộc đối với doanh nghiệp và trái phiếu phát hành là một trong các yếu tố then chốt giúp thị trường hoạt động minh bạch, hiệu quả. Xếp hạng tín nhiệm một mặt giúp bảo vệ các nhà đầu tư, mặt khác giúp doanh nghiệp có tình hình tài chính lành mạnh, có dự án tốt, huy động được vốn với chi phí thấp (việc xếp hạng tín nhiệm đối với doanh nghiệp phát hành và TPDN phát hành hiện nay là chưa bắt buộc theo quy định tại Nghị định số 155/2020/NĐ-CP).
Trong khi các TPDN phát hành ra công chúng được niêm yết và giao dịch tập trung tại HNX, tuyệt đại bộ phận các TPDN phát hành riêng lẻ được lưu ký và giao dịch phân tán.
Do đó, nên sớm xem xét hình thành thị trường giao dịch tập trung đối với TPDN phát hành riêng lẻ. Điều này sẽ làm tăng tính minh bạch của thị trường, tăng khả năng giám sát của các cơ quan quản lý, bảo vệ tốt hơn cho nhà đầu tư. VCB xin được đăng ký cung cấp dịch vụ ngân hàng thanh toán cho thị trường giao dịch tập trung TPDN phát hành riêng lẻ.
Công tác hậu kiểm và chế tài đi kèm đối với các DN phát hành, các tổ chức tham gia vào qui trình phát hành và giao dịch TPDN phải đủ sức răn đe để đảm bảo thị trường hoạt động công khai, minh bạch, có kỷ cương, kỷ luật.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận