Nhiều cơ hội đầu tư mở ra tại Campuchia
Các quan chức hàng đầu của cơ quan quyết định tối cao về đầu tư công và tư nhân của Campuchia gần đây đã nêu lên những cơ hội đầu tư vào Vương quốc cho những nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Bên cạnh đó, họ cũng chỉ ra những thách thức tiềm ẩn mà các nhà đầu tư có thể phải đối mặt khi làm ăn tại quốc gia Đông Nam Á này.
Những nhận định trên được đưa ra tại một diễn đàn do Hội đồng Phát triển Campuchia (CDC) và Hiệp hội Oknha Campuchia (COA) đồng tổ chức tại Phnom Penh gần đây. Gần 300 người đã tham gia sự kiện và hầu hết là các ông trùm trong nước, thành viên của COA, doanh nhân nước ngoài, đại sứ và quan chức Chính phủ.
Phát biểu tại phiên khai mạc sự kiện, Phó Tổng thư ký CDC, ông Chea Vuthy cho rằng trong năm nay các doanh nhân Campuchia đã đứng đầu danh sách các nhà đầu tư tại Vương quốc. Kế đến là những nhà đầu tư đến từ Trung Quốc. Số lượng dự án đầu tư trong 6 tháng đầu năm 2023 đã tăng từ 17 dự án lên 128 dự án, so với cùng kỳ năm 2022.
Ông Vuthy cho biết: “Khối lượng đầu tư giảm nhẹ do chúng tôi chưa nhận được các dự án đầu tư lớn trong năm nay. Số lượng dự án đã tăng và đầu tư vào nông nghiệp vẫn còn hạn chế. Tuy nhiên, chúng tôi hy vọng rằng lĩnh vực này sẽ phát triển vì nó đã phục hồi trong suốt giai đoạn đại dịch”.
Trong giai đoạn từ năm 2017-2022, các ngành du lịch, công nghiệp và cơ sở hạ tầng đã tăng lần lượt khoảng 40%, 25.7% và 30.6%.
Theo ông Vuthy, có 3 công ty đã và đang hoạt động tại các đặc khu kinh tế của Vương quốc. Theo đó, một công ty tại thành phố Bavet của tỉnh Svay Rieng, một công ty tại Sihanoukville và công ty còn lại tại tỉnh Kratie để sản xuất bánh xe ô tô. Ông cũng cho biết 2 công ty khác đang đàm phán địa điểm với một số đặc khu kinh tế để thiết lập các nhà máy tương ứng của họ.
Theo ông Vuthy, dự kiến mỗi năm, 5 công ty này sẽ mua ít nhất 200,000 tấn (khoảng 40%) trong tổng số khoảng 500,000 tấn mủ (cao su tự nhiên hoặc chưa qua chế biến) được sản xuất trong nước từ các doanh nghiệp trồng cao su trong nước. Trong số đó, có một công ty đã mua 14,000 tấn trong 5 tháng đầu năm nay.
“Hiện những công ty này mua nguyên liệu bán thành phẩm từ các nước láng giềng. Những nước này đã nhập khẩu và chế biến mủ cao su của chúng tôi, sau đó họ xuất khẩu sản phẩm đã qua chế biến sang Campuchia vì chúng tôi thiếu nhiều yếu tố để sản xuất bánh xe ô tô”, ông Vuthy nói. Ông còn cho biết thêm các công ty đó còn mua cao su chế biến từ Thái Lan và Việt Nam.
Vị quan chức này cũng chỉ ra rằng EverStar và Tập đoàn Toyo là những nhà đầu tư gián tiếp tiềm năng nhất. Họ mua các loại nguyên liệu hoặc những sản phẩm đầu vào khác nhau để hỗ trợ việc sản xuất các sản phẩm trang trí Giáng sinh của họ từ khoảng 30 nhà máy sản xuất có vốn đầu tư nước ngoài. Đây là những nhà máy đã và đang hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp phụ trợ của Campuchia để cung cấp hàng cho 2 thương hiệu nổi tiếng này.
Ông nói: “Những nhà đầu tư trong nước có thể tự liên kết với các ngành công nghiệp lớn đó vì hiện tại các chuỗi sản xuất này không có đầu tư trong nước mà tất cả đều là đầu tư nước ngoài. Vì vậy, chúng tôi chưa tham gia vào các chuỗi sản xuất đó.
Ông Vuthy cũng cho biết thêm rằng những người mua lớn trên thế giới sẽ đặt hàng từ bất kỳ quốc gia nào thực hành các tiêu chuẩn sản xuất xanh và sạch từ năm 2025 trở đi.
Ông Vuthy cũng cho biết, mỗi năm Campuchia xuất khẩu gần 700 triệu USD đồ nội thất và ván gỗ. Thế nhưng, vị Phó Tổng thư ký CDC này cũng chỉ ra rằng những sản phẩm này được sản xuất từ gỗ trồng, không phải gỗ tự nhiên. Gần 95% trong số đó được nhập khẩu từ các nước khác do Vương quốc không có ngành trồng rừng lấy gỗ. Ông nói: “Đây cũng là một cơ hội tiềm năng”.
Khai Tâm (Theo Khmer Times)
FILI
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bàn tán về thị trường