menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Hoàng Yến

Nhà đầu tư trở lại “đường đua” M&A

Thị trường đang chứng kiến sự tăng trưởng mạnh về hoạt động mua bán và sáp nhập (M&A)

Cùng với xu hướng toàn cầu, lĩnh vực M&A tại Việt Nam có khả năng sẽ tiếp tục sôi động trong năm nay. Tuy cho đến thời điểm hiện tại thị trường còn khá thận trọng, nhưng các hoạt động M&A tại Việt Nam đang có vị thế tốt để phục hồi đặc biệt với triển vọng kinh tế tích cực từ nay đến cuối năm 2021 và trong năm 2022.

Ông Brian Levy, lãnh đạo toàn cầu Khối tư vấn thương vụ của PwC cho biết, bất chấp những bất định do đại dịch Covid-19, thị trường đang chứng kiến sự tăng trưởng mạnh về hoạt động mua bán và sáp nhập (M&A). Việc tăng tốc số hóa và chuyển đổi trong doanh nghiệp đã lập tức trở thành ưu tiên hàng đầu và M&A là phương thức nhanh nhất để thực hiện mục tiêu này. Điều này tạo ra môi trường cạnh tranh cao đối với các thương vụ cần thiết cho nhiều doanh nghiệp.

Cùng với xu hướng toàn cầu, lĩnh vực M&A tại Việt Nam có khả năng sẽ tiếp tục sôi động trong năm nay. Tuy cho đến thời điểm hiện tại thị trường còn khá thận trọng, nhưng các hoạt động M&A tại Việt Nam đang có vị thế tốt để phục hồi đặc biệt với triển vọng kinh tế tích cực từ nay đến cuối năm 2021 và trong năm 2022. Bên cạnh đó, sức cầu bị dồn nén có khả năng sẽ đưa thị trường bật trở lại khi niềm tin tiêu dùng và niềm tin của các nhà đầu tư được cải thiện với các thông tin mới về việc phát triển vắc-xin ngừa Covid-19.

Theo nhận định của các chuyên gia, Covid-19 đẩy nhanh hoạt động thương vụ đối với các tài sản công nghệ và tài sản số trong thị trường cạnh tranh cao. Trong đó, các tài sản đang có nhu cầu trên thị trường được định giá cao và cạnh tranh mạnh, chủ yếu được thúc đẩy bởi các yếu tố kinh tế vĩ mô. Trong đó bao gồm lãi suất thấp, nhu cầu nắm giữ các hoạt động kinh doanh sáng tạo được hỗ trợ bởi công nghệ hoặc kỹ thuật số, cùng với lượng vốn khả dụng dồi dào từ bên mua là các doanh nghiệp và các quỹ đầu tư tư nhân

Bối cảnh và thách thức mới từ Covid-19 đang tạo ra những nhu cầu và cơ hội đặc thù dành cho các dịch vụ công nghệ và kỹ thuật số giúp hỗ trợ cho xã hội và doanh nghiệp hoạt động. Do đó, việc liên tục đẩy nhanh tiến trình số hóa đã trở nên thiết yếu đối với các ngành khác nhau. Nhu cầu đặt ra về tốc độ số hóa đã khiến nhiều doanh nghiệp nghiêng về chiến lược mua lại thay vì tự xây dựng mới. Điều này làm gia tăng cạnh tranh giữa các công ty để có được cơ sở hạ tầng kinh doanh cần thiết, do đó, đẩy mức định giá của các tài sản này lên mức cao hơn”- chuyên gia phân tích.

Khi so sánh, tài sản trong các lĩnh vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi đại dịch như sản xuất công nghiệp, hoặc những lĩnh vực được định hình bởi các yếu tố như chuyển đổi sang không phát thải carbon, đang tạo ra những thay đổi trong cơ cấu mà doanh nghiệp cần giải quyết. Khi mô hình kinh doanh hiện tại có thể không còn phù hợp trong tương lai, các công ty có thể tìm đến các cơ hội M&A hoặc tái cơ cấu để giữ giá trị. Các bên thực hiện thương vụ đang ngày càng cân nhắc về những nguồn tạo giá trị phi truyền thống như các yếu tố về môi trường, xã hội và quản trị, đưa các yếu tố này vào quá trình ra quyết định chiến lược cũng như thẩm định thương vụ. Điều này nhằm bảo vệ, tối đa hóa lợi nhuận từ mức định giá cao bên cạnh nhu cầu lớn từ thị trường.

Ngoài những lĩnh vực như tài chính, ngân hàng, công nghệ thông tin, viễn thông… riêng đối với thị trường M&A bất động sản tại Việt Nam trong thời gian qua đã có sự thay đổi lớn, các nhà đầu tư trong nước đã mạnh dạn và năng động hơn trong hoạt động M&A cũng như tìm kiếm các quỹ đất. Dẫn dắt thị trường về số lượng giao dịch thành công là các thương vụ giữa các nhà đầu tư trong nước và các nhà đầu tư nước ngoài đang hoạt động tại thị trường Việt Nam. Tuy nhiên vì nhiều lý do trong đó có cả những tác động của Covid, khiến tiến độ hoàn thành pháp lý của dự án, yếu tố then chốt quyết định sự thành bại của một thương vụ M&A.

Có thể nói, tại Việt Nam, các nhà đầu tư nội vẫn đóng vai trò quan trọng, tuy nhiên vốn của nhà đầu tư nước ngoài góp phần “kích hoạt” cho thị trường trở nên sôi động hơn. Các nhà đầu tư ngoại chưa hoạt động tại Việt Nam nhưng vẫn đang dành sự quan tâm lớn đến thị trường, đặc biệt đối với lĩnh vực nhà ở đô thị, khu công nghiệp và logistics, khách sạn nghỉ dưỡng. Song vì nhiều lý do, trong đó có nguyên nhân về khó khăn đi lại, khiến họ chưa thể thực hiện thành công thương vụ.

Tuy thế, các công ty, tập đoàn nước ngoài có quy mô lớn vẫn còn tâm lý thận trọng, e ngại. Đại dịch là tình huống bất định trong khi đầu tư dài hạn, những thương vụ M&A xuyên biên giới, nên nhà đầu tư vẫn cần xem xét cân nhắc nhiều yếu tố trước khi đưa ra quyết định “xuống tiền”, đặc biệt đối với các nhà đầu tư mới. Các nhà đầu tư lớn thường có xu hướng tìm đến các tổ chức tư vấn quốc tế chuyên nghiệp, am hiểu thị trường bản địa nhằm tìm kiếm những thông tin đánh giá cũng như tư vấn hỗ trợ việc ra quyết định đầu tư. Quyết định đầu tư sẽ trở nên rõ ràng hơn khi họ nhìn thấy những tín hiệu đại dịch đã được kiềm chế tốt.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại