24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
Dương Thị Tiến Pro
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

Ngành dược- Đã sẵn sàng trở lại đường đua

Chỉ số IIP cho thấy sự tăng trưởng về sản lượng ngành trong tháng 6 vừa qua, mặc dù kết quả kinh doanh Q2/2022 không như mong đợi nhưng vẫn còn nhiều dư địa tăng trưởng trong các quý tiếp theo.

1. ĐỘNG LỰC TĂNG TRƯỞNG ĐƯỢC CỦNG CỐ TRONG NỬA CUỐI NĂM 2022:

Chỉ số IIP cho thấy sự tăng trưởng về sản lượng ngành trong tháng 6 vừa qua, mặc dù kết quả kinh doanh Q2/2022 không như mong đợi nhưng vẫn còn nhiều dư địa tăng trưởng trong các quý tiếp theo. Nhu cầu các loại thuốc hạ sốt (kháng sinh, dịch truyền) dự báo sẽ gia tăng, đặc biệt là khi dịch sốt xuất huyết đang bùng phát mạnh trong mùa mưa (từ tháng 4 – tháng 10). Bên cạnh đó, nhu cầu về thực phẩm chức năng, kháng sinh, và thuốc điều trị trong bệnh viện (như thuốc điều trị ung thư, dung dịch lọc máu) vẫn sẽ là động lực tăng trưởng chính cho ngành dược trong nửa cuối năm 2022.

Dựa trên dữ liệu thu thập được từ 29 công ty trên 3 sàn, doanh thu ngành dược giảm 12.5%, trong khi LNST 5.9%. So với quý trước, doanh thu toàn ngành trong quý 2 tăng nhẹ 4.6% và LNST giảm 4.7%. Điều đó cho thấy mặc dù doanh thu cải thiện so với quý 1, nhưng sự gia tăng về chi phí hoạt động khiến cho lợi nhuận bị ăn mòn.

2. NHỮNG “ÔNG LỚN” VẪN GIỮ VỮNG ĐƯỢC VỊ THẾ:

Trái ngược hoàn toàn với xu thế chung của ngành, top 4 công ty đầu ngành vẫn cho thấy sự tăng trưởng tích cực. Cụ thể, DVN và CDP ghi nhận 8.2%/7.3% và 34%/37% tăng trưởng doanh thu. DHG và TRA đạt mức tăng trưởng doanh thu 11.1%/18.9% và 5%/-5%. DVN và DHG vẫn giữ vững ngôi vị trí dẫn đầu, với sự gia tăng về doanh thu đều đặn qua các quý kể từ quý 3/21. Nhìn chung, với kết quả trong 6 tháng đầu năm, các công ty sản xuất dược phẩm hoàn thành 44%-52% kế hoạch năm 2022. Dựa trên kết quả kinh doanh quý 2 vừa qua, các công ty sản xuất dược phẩm sẽ phải nỗ lực rất nhiều để có thể hoàn thành kế hoạch đề ra. Ở chiều ngược lại, cả DVN và CDP đều ghi nhận sự sụt giảm LNST (-104.8%/- 11.1%), trong khi DHG và TRA có sự tăng trưởng với 16.9%/21.4%. Đồng thời, DMC là một cái tên mới nổi với LNST tăng trưởng rất tích cực, +55% và +15%. Một cái tên nổi bật khác là DBT với 592%/684% tăng trưởng LNST trong quý 2. Cũng trong quý 2 này, DBT ghi nhận LNST là 25 tỷ đồng, mức cao nhất của doanh nghiệp này trong các năm qua. Do đó chúng tôi kỳ vọng DMC và DBT sẽ là hai doanh nghiệp có những bước tiến lớn trong các quý tiếp theo.

Long Châu-miệt mài theo đuổi từ năm 2018 đến nay, chuỗi dược đã mang về lợi nhuận cho Công ty trước thời hạn. Hoạt động xuyên suốt mùa Covid-19, tổng kết năm 2021 Long Châu đạt doanh thu 3.977 tỷ đồng và lần đầu tiên báo lãi 4,9 tỷ đồng sau khi lỗ khoảng 158 tỷ đồng hai năm 2019-2020.

Lên kế hoạch cho năm 2022, Long Châu sẽ được đẩy mạnh tiến độ mở rộng vùng phủ ra 63 tỉnh thành và dự kiến sẽ mở thêm ít nhất 300 cửa hàng, nâng tổng số cửa hàng tại cuối năm 2022 lên khoảng 700-800 cửa hàng. Đặc biệt, Long Châu còn tuyên bố sẽ có khoảng 50 sản phẩm nhãn riêng trong năm nay.

Chính thức góp mặt vào cuộc đua năm nay là An Khang của Thế giới Di động (MWG). Trong thông báo cuối năm 2021, MWG bất ngờ tuyên bố sẽ mở rộng chuỗi An Khang với tốc độ rất nhanh. Cùng thời điểm, MWG đã mua lại gần 100% vốn An Khang, chính thức hợp nhất doanh thu, lợi nhuận vào Tập đoàn. Công ty cũng khẳng định sẽ đầu tư cả về nguồn lực tài chính và đội ngũ lãnh đạo chuyên trách để phát triển mạnh mẽ.

3. BIÊN LỢI NHUẬN GỘP CÓ XU HƯỚNG ĐI NGANG:

Trong quý 2, biên LNG toàn ngành đạt 25.4%, gần như đi ngang so với quý 1 nhưng tăng 4.9%, biên LNST đạt 6.7%. Có thể nhận thấy do mức độ cạnh tranh cao, các công ty sản xuất dược phải tốn nhiều chi phí bán hàng hơn một số ngành sản xuất khác, dẫn đến biên LNST thường ít hấp dẫn.

Cụ thể, trong quý 2, ông hoàng mảng đông dược, TRA, ghi nhận kết quả vô cùng khả quan với biên LNG đạt 63.2%. Khác với các công ty sản xuất dược khác phải phụ thuộc khá nhiều vào nguyên vật liệu nhập khẩu (chiếm khoảng 70% tổng chi phí nguyên vật liệu), TRA có lợi thế về tự chủ nguồn nguyên liệu đầu vào nhờ vào các trang trại quy hoạch đạt tiêu chuẩn của Bộ Y tế. Không quá bất ngờ khi vị trí thứ 2 thuộc về DHG với biên LNG đạt 49.5%. Mặc dù biên LNST của DHG trong quý 2/22 hấp dẫn hơn so với TRA (21.0% vs 14.4%), biên LNST của TRA có vẻ ổn định hơn so với DHG, với mức 13% (dựa trên kết quả kinh doanh các quý trong năm 2021).

4. NHẬN ĐỊNH:

Sự tăng trưởng của chỉ số IIP từ tháng 6 là một tín hiệu tích cực cho thấy sự gia tăng sản lượng, từ đó khẳng định sự hồi phục của ngành dược. Mặc dù chưa có số liệu cụ thể về sản lượng, nhưng ngành dược vẫn còn nhiều dư địa tăng trưởng trong các quý tiếp theo. Nhu cầu về thực phẩm chức năng, kháng sinh, và thuốc điều trị trong bệnh viện (như thuốc điều trị ung thư, dung dịch lọc máu) vẫn sẽ là động lực tăng trưởng chính cho ngành dược trong 2H22F. Bên cạnh đó, hiện tại dịch sốt xuất huyết đang bùng phát mạnh mẽ trong mùa mưa (tháng 4 đến tháng 10), nhu cầu các loại thuốc hạ sốt (kháng sinh, dịch truyền) dự báo sẽ gia tăng.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Mã chứng khoán liên quan bài viết
42.15 +0.55 (+1.32%)
60.00 +1.00 (+1.69%)
77.00 +1.00 (+1.32%)
prev
next

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Theo dõi người đăng bài

Dương Thị Tiến Pro

Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY

Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả