Ngành bán lẻ dược phẩm còn rất "màu mỡ" trong tương lai
Trong năm 2021 – 2022, các chuỗi bán lẻ dược phẩm như Pharmacity thuộc công ty Cổ phần Maroon Bells (MRB), Long Châu thuộc FPT Retail (FRT) hay An Khang thuộc CTCP Đầu tư Thế giới Di động (MWG) đều có sự phát triển cực kỳ mạnh mẽ.
Thị phần màu mỡ
Tỷ lệ bao phủ kênh bán lẻ hiện vẫn còn nhiều dư địa phát triển, song song với đó là thương mại điện tử. Cụ thể, độ phủ bán lẻ của Việt Nam chỉ 25% dành cho kênh hiện đại, còn 75% là bán lẻ truyền thống, đối với ngành dược sẽ là các cửa hàng dược đơn lẻ.
Các số liệu thống kê cho thấy, Việt Nam có khoảng 36% dân số ở đô thị, là tỷ lệ rất thấp so với các nước trong khu vực như Thái Lan, Indonesia, Philipines (55%-60%). Nhưng bù lại, chúng ta có tốc độ đô thị hoá cao, khoảng 3%/năm. Do đó, lĩnh vực dược cũng được quan tâm hơn khi mỗi gia đình có một tủ thuốc.
Trong khi đó, Việt Nam đang ở trong giai đoạn cơ cấu dân số vàng (trung bình 33 tuổi) với quy mô 97 – 99 triệu người, thì cơ cấu dân số trẻ khoảng 60% trong độ tuổi 18-50; tầng lớp trung lưu tăng mạnh với tăng trưởng khoảng 10,4%/năm. Do đó, chi tiêu hộ gia đình dự báo tăng trưởng gộp khoảng 10,5%/năm. Tuy nhiên, những người ở độ tuổi già cũng bắt đầu vào giai đoạn tăng trưởng nhanh, dẫn đến tiêu thụ dược sau năm 2022 được đánh giá sẽ có tốc độ tăng trưởng rất cao.
Với động lực như vậy, trong 10 năm tới, GDP Việt Nam được kỳ vọng tăng trưởng ổn định nhờ sự phục hồi của nền kinh tế sau đại dịch và kiểm soát CPI tốt. Trong khi bán lẻ nói chung vẫn luôn có mức tăng trưởng mạnh hơn GDP và đang trở lại tốt, góp phần tạo điều kiện tích cực cho lĩnh vực bán lẻ dược.
Cơ hội trong dài hạn
Theo ước tính, quy mô thị trường dược phẩm năm 2022 khoảng 140.000 tỷ đồng, kênh bán lẻ đâu đó mới chiếm khoảng 12%, chứng tỏ quy mô bán lẻ dược phẩm còn rất nhỏ và vẫn còn dư địa để tăng trưởng. Về lâu dài, các chuỗi bán lẻ dược phẩm sẽ có sự phát triển tốt dựa trên các yếu tố như:
Với Pharmacity, sau hơn 10 năm kinh doanh vẫn liên tục lỗ, chưa có dấu hiệu có lãi. Riêng chuỗi nhà thuốc Long Châu đã bắt đầu có lãi với doanh số trên một cửa hàng mỗi tháng lên đến cả tỷ đồng. Sở dĩ Long Châu có sự tách biệt so với các chuỗi còn lại bởi vì họ bán khá nhiều loại thuốc nhập khẩu, giá thành cao; cửa hàng tương đối rộng rãi so với An Khang và Pharmacity. Xét trong dài hạn, chuỗi Long Châu và An Khang có tiềm năng hơn cả.
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận