Năm 2021, cổ phiếu HPG của Hòa Phát có còn tăng trưởng mạnh?
Năm 2020 là một năm thăng hoa của cổ phiếu ngành thép. Bất chấp dịch Covid-19, cổ phiếu HPG của Hòa Phát đã tăng tới 115% và chưa có dấu hiệu dừng lại.
Hoà Phát được hưởng lợi "Thiên thời - Địa lợi - Nhân hoà"
Nhận định trên kênh Tài Chính và Kinh Doanh, Chuyên gia tài chính Phan Lê Thành Long cho rằng, Hoà Phát là một trong những doanh nghiệp tăng trưởng mạnh mẽ nhất trong năm 2020 khi nhận đủ các yếu tố bao gồm "Thiên thời - Địa lợi - Nhân hoà".
Một doanh nghiệp có hai đòn bẩy, đòn bẩy hoạt động và đòn bẩy kinh doanh. Khi việc đầu tư tài sản, công suất sinh lợi và thị trường kinh doanh ủng hộ thì lợi nhuận sẽ tăng - điều này giải thích vì sao Hoà Phát lại có bước tăng trưởng mạnh mẽ trong năm qua.
Đầu tư vào công suất sinh lợi, nghĩa là đầu tư vào nhà máy, đầu tư vào năng lực sản xuất kinh doanh và hoạt động tạo ra tiền.
Khi xây dựng cơ bản dở dang giảm, chuyển thành tài sản cố định tương đương với việc công suất sinh lợi của Hoà Phát cũng đột biến.
Bên cạnh đó, trước ảnh hưởng tiêu cực của đại dịch Covid-19 khiến Chính phủ tập trung nhiều hơn vào đầu tư công, tạo ra nhu cầu "cực kỳ lớn" cho doanh thu từ thép xây dựng; thép nguội cán nóng.
Một yếu tố khác tác động đến "năm thăng hoa" của Hoà Phát là biên lợi nhuận (bị ảnh hưởng bởi nguyên liệu đầu vào và giá bán đầu ra). Trong năm 2020, thị trường thép tăng rất mạnh mẽ, góp phần tạo ra lợi nhuận cho tất cả doanh nghiệp ngành thép, trong đó có HPG.
Ngoài ra, việc sử dụng đòn bẩy tài chính là nguyên nhân giúp Hoà Phát phát triển. Cụ thể, nợ vay ngắn hạn của HPG tăng mạnh trong năm, đẩy lợi nhuận trên vốn tăng lên.
Năm 2021 này, lợi nhuận của HPG có tiếp tục tăng trưởng hay không?
Một đòn bẩy tài chính nữa mang lại khoảng 5% lợi nhuận mỗi năm cho HPG là đầu tư kinh doanh vốn ngắn hạn. Hiện nay, rất ít doanh nghiệp sử dụng đòn bầy này, đầu tư kinh doanh vốn ngắn hạn hoạt động tương tự như một ngân hàng, giúp Hoà Phát có thể vay được tiền.
Báo cáo tài chính cho thấy, Tập đoàn vay nợ tài chính ngắn hạn để đầu tư tài chính, thể hiện qua việc các khoản tiền và tương đương tiền ngắn hạn và đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn lên đến gần 20.000 tỷ đồng.
Lưu ý rằng, lần gần nhất Hoà Phát sử dụng nghiệp vụ đầu tư kinh doanh vốn ngắn hạn gần nhất là năm 2017 - 14.000 tỷ, trước thời điểm Tập đoàn này đầu vào dự án Dung Quất.
Theo Chuyên gia Tài chính Phan Lê Thành Long, sở dĩ HPG sử dụng nghiệp vụ này bởi hoạt động kinh doanh tài chính ổn định, còn các năm 2018, 2019, doanh nghiệp dồn lực cho việc hoàn thiện dự án Dung Quất nên ko tiếp tục đầu tư. Cuối năm 2019, Dung Quất đưa vào hoạt động, tiếp đó năm 2020 HPG tiếp tục sử dụng nghiệp vụ kể trên để kiếm lời.
"Mặc dù nó chỉ đóng góp 5% trong cơ cấu lợi nhuận của Hoà Phát, nhưng đó là dấu hiệu cho nhà đầu tư đánh giá rằng công ty này có lợi nhuận chắc chắn và tăng trưởng mạnh mẽ. Từ các phân tích, có thể thấy Hoà Phát vẫn có thể vay thêm để đẩy lợi nhuận lên trong tương lai", ông Long chia sẻ.
Bên cạnh việc tăng nợ vay để đầu tư ngắn hạn, vốn chủ sở hữu cũng tăng theo để tạo sự cân bằng về tái trúc vốn.
Chốt năm 2020, doanh thu của Hoà Phát đạt 91.279 tỷ đồng, tăng gần 50% so với năm 2019. Biên lợi nhuận đạt 90.118 tỷ đồng, tăng 42%. Tổng lợi nhuận trước thuế hơn 15.354 tỷ đồng, gần gấp 2 so với năm ngoái.
Chuyên gia Phan Lê Thành Long nhấn mạnh, như đã trao đổi ở trên, việc lợi nhuận có tiếp tục răng trưởng hay không phụ thuộc vào việc doanh nghiệp có tăng đòn bẩy tài chính và Biên lợi nhuận.
Đối với HPG, đòn bẩy kinh doanh đột biến trong năm 2020, dư địa cho năm tài chính 2021 vẫn còn. Tuy nhiên, xây dựng cơ bản dở dang còn 5.300 tỷ, trong đó tháng 1/2021, lò cao số 4 thuộc Khu liên hiệp sản xuất gang thép Dung Quất đi vào hoạt động, kèm theo công suất được đẩy lên 8 triệu tấn/năm. Đồng thời, doanh nghiệp chủ động về phôi, quặng.. tăng trưởng của thép nguội cán nóng sẽ giúp HPG tăng trưởng cả quy mô và lợi nhuận. Nhưng mức tăng sẽ giảm đi rất nhiều so với tốc độ trong năm 2020.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận