MSN – CTCP tập đoàn Masan kỳ vọng tăng 30%
1. Vị thế
• Tập đoàn Masan chuyên kinh doanh trong lĩnh vực tiêu dùng bao gồm FMCG, bán lẻ và chuỗi giá trị thịt.
• Các kế hoạch mới nhằm hướng tới một hệ sinh thái công nghệ tiêu dùng với các sản phẩm viễn thông và fintech.
• Các mảng kinh doanh khác bao gồm vật liệu từ kim loại và cổ phần CTLK tại Techcombank.
2. Kết quả kinh doanh quý II/2024
• DTT đạt 20,134 tỷ (+8.2% YoY) và LNST đạt 946 tỷ (+120% YoY). Trong đó:
Doanh thu MCH đạt 7,387 tỷ (+14% YoY) - tiếp tục mở rộng thị phần, là trụ cột tăng trưởng, WCM (+9.2%YoY) - doanh thu bình quân cửa hàng tiếp tục tăng tốc và MML tăng 105 tỷ đến từ những thuận lợi như thịt gà, thịt lợn tăng giá và chi phí thức ăn chăn nuôi giảm.
PLH (+5.3 %YoY) nhờ đóng góp từ 15 cửa hàng mở mới từ quý II/2023, MSR ghi nhận EBIT cải thiện 193 tỷ nhờ giá APT và đồng tăng, TCB đóng góp 1,236 tỷ (+38,5% YoY) vào EBITDA trong QII/2024.
3. Triển vọng
Tín hiệu tích cực từ niềm tin phục hồi, tiêu dùng tăng tốc
• Theo số liệu thống kê của GSO, ngoại trừ tháng 2, xuất khẩu Việt Nam duy trì tốc độ tăng trưởng 2 chữ số đã giúp PMI hầu như luôn duy trì trên 50 điểm và các doanh nghiệp bắt đầu mở rộng sử dụng lao động.
• Điều này đã giúp niềm tin tiêu dùng quay trở lại, đạt mức 80 điểm trong QII/2024 (78 điểm trong QI/2024) sau khi đã chạm đáy 67 điểm trong QIV/2023. Sức mua tiêu dùng tổng thể tăng 8.7%YoY trong 7 tháng đầu năm theo thống kê Tổng mức bán lẻ hàng hoá & dịch vụ.
Nền tảng bán lẻ - tiêu dùng The CrownX tăng trưởng doanh thu, là trụ cột toàn tập đoàn
• Hệ sinh thái bán lẻ tiêu dùng với MCH và WCM tiếp tục ghi nhận tín hiệu tăng trưởng doanh thu nhờ liên tục ra mắt các dòng sản phẩm mới, cửa hàng mới và thúc đẩy xuất khẩu.
• MCH đang hướng đến thị trường out-of-home mở đầu với dòng sản phẩm lẩu tự sôi, cơm tự chín với thương hiệu OMACHI. Với kinh nghiệm lâu năm cộng thêm sự bổ trợ của hệ thống WCM, MCH dự sẽ tiếp tục duy trì đà tăng trưởng tại thị trường trong nước.
• Ngoài ra, MCH cũng đặt mục tiêu xuất khẩu ra toàn thế giới với chiến lược “Go Global”, hướng tới thị trường toàn cầu với 8 tỷ người tiêu dùng và đặt mục tiêu doanh thu quốc tế chiếm từ 10-20% tổng doanh thu.
Giảm thiểu quy mô tại MSR và nguồn vốn chủ sở hữu mới từ Bain Capital giúp đẩy nhanh quá trình giảm tỷ lệ đòn bẩy.
• Vào tháng 7/2024, MSR thông báo rằng MMC sẽ mua lại 100% H.C Starck với giá mua là 134,5 triệu USD. Ngoài số tiền mặt thu được từ giao dịch này, MSN dự kiến sẽ ghi nhận khoản thu nhập tài chính một lần khoảng 40 triệu USD.
• Trong quý II/2024, MSN đã nhận được khoản tiền gửi 54 triệu USD từ MMC và cũng nhận được toàn bộ 250 triệu USD vốn chủ sở hữu huy động được từ Bain Capital.
• Tính đến cuối quý II/2024, tỷ lệ nợ vay ròng/vốn chủ sở hữu đã giảm xuống còn 1.4 lần (so với 2.0 lần vào cuối năm 2023). Chúng tôi dự kiến tỷ lệ này sẽ giảm xuống còn 1.3x/1.1x vào các năm 2024/25.
4. Định giá
• Dùng phương pháp định giá (SOTP) với kịch bản tích cực: Nợ ròng/EBITDA giảm xuống mức 2.95 lần, nâng định giá của MCH với P/E fw lên 17.3 lần, chúng tôi ước tính giá mục tiêu cho MSN là 100,000 VNĐ/CP (upside 30.2%) so với giá đóng cửa ngày 27/08/2024.
Bài phân tích do đội ngũ phân tích VMS TEAM thực hiện
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận