Lợi nhuận của nhiều ông lớn ngành bia giảm sút vì "lệnh cấm" nồng độ cồn
Chính sách kiểm soát nồng độ cồn khiến ngành bia, cùng hệ thống thương mại, nhà hàng ghi nhận doanh thu, lợi nhuận giảm 20% trong 2023, do chính sách kiểm soát nồng độ cồn.
Theo Euromonitor, năm 2010, tổng sản lượng bia tiêu thụ tại thị trường Việt Nam đạt khoảng 2,4 tỷ lít. Với dân số Việt Nam tước tính khoảng 88,5 triệu người tại thời điểm đó, bình quân mỗi người tiêu thụ khoảng 27,1 lít bia.
Hơn một thập kỷ sau, đến năm 2022, mức tiêu thụ bia của người Việt cải thiện lên 3,8 tỷ lít, xếp thứ 9 thế giới. Việt Nam cũng là quốc gia đứng đầu ASEAN và thứ ba châu Á về mức tiêu thụ bia.
Mức tiêu thụ bia tăng, liên tục lọt top xếp hạng thị trường tiềm năng, nhưng bức tranh kinh doanh của các doanh nghiệp ngành này không tỷ lệ thuận.
Tuy nhiên, việc tăng cường kiểm tra nồng độ cồn đã trở thành thông lệ, làm tăng chi phí liên quan đến việc tiêu thụ rượu, bia. Điều này cũng ảnh hưởng đến nhu cầu tiêu thụ và cản trở sự phục hồi của thị trường bia trong nước.
Theo báo cáo của Hiệp hội Bia - Rượu - Nước giải khát Việt Nam (VBA) giữa tháng 4/2024 cũng cho hay, năm 2023 ghi nhận sự “tụt dốc” doanh số của các công ty sản xuất, phân phối mặt hàng đồ uống có cồn, đặc biệt là các doanh nghiệp bia.
“90% thị phần tiêu thụ bia tại Việt Nam hiện nay thuộc về 4 hãng lớn là Heineken, Sabeco, Habeco và Carlsberg. Các doanh nghiệp sản xuất bia cũng đang phải gồng mình trước tỷ giá ngoại tệ, lãi suất biến động khiến giá cả nhiều yếu tố đầu vào và chi phí sản xuất kinh doanh có xu hướng tăng cao. Một số doanh nghiệp đã ghi nhận kết quả kinh doanh âm như AB Inbev khi lỗ 170 tỷ đồng”, văn bản của VBA nhận xét.
Theo ước tính của VBA, ngành bia giảm 11% doanh thu và 23% lợi nhuận trước thuế trong năm 2023. Trước đó, năm 2022, ngành này cũng có mức tăng trưởng âm 7%.
"Năm 2019 là đỉnh cao của ngành đồ uống nói chung và bia nói riêng. Từ năm 2019 trở về trước, trung bình ngành bia tăng trưởng 5% - 6%/năm. Nếu theo tốc độ tăng đó, đến 2022, ngành bia phải tăng 20% so với năm 2019, nhưng thực tế, năm 2021 ngành bia giảm 10% -15%; năm 2022 giảm khoảng 7%”, VBA nhận xét.
Điều này khiến cho kết quả sản xuất kinh doanh của nhiều ông lớn ngành bia cũng giảm sút.
Cụ thể, báo cáo tài chính năm 2023 của Tổng công ty cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) cho thấy, doanh thu đạt 30.461 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế đạt 4.255 tỷ đồng, tức là chỉ thực hiện được khoảng 76% và 74% so với kế hoạch đề ra tại Đại hội cổ đông năm 2023.
So với năm 2022, các kết quả đạt được trong năm 2023 của Sabeco cũng giảm 13% và 23% so cùng kỳ.
Tương tự, Công ty cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội (Habeco) ghi nhận doanh thu thuần cả năm 2023 đạt 7.757 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 355 tỷ đồng, lần lượt giảm 7,7% và 30% so với năm 2022. So với kế hoạch năm, Habeco chỉ hoàn thành được gần 60% chỉ tiêu lợi nhuận.
Không chỉ Sabeco và Habeco, nhóm doanh nghiệp bia vừa và nhỏ cũng gặp nhiều khó khăn. Công ty cổ phần Bia Hà Nội - Hải Dương cả năm 2023 chỉ đạt 6 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, giảm gần 43% so với năm 2022; Công ty cổ phần Bia Sài Gòn - Hà Nội cũng ghi nhận lợi nhuận sau thuế giảm tới 25%, chỉ đạt hơn 43 tỷ đồng; hay Công ty cổ phần Bia Hà Nội - Thanh Hóa lợi nhuận cũng sụt giảm 50% so với năm 2022 và chỉ còn hơn 5 tỷ đồng.
Hãng kiểm toán KPMG hồi tháng 3/2024 cũng đưa ra đánh giá rằng, nhu cầu trầm lắng và tác động của Nghị định 100 khiến một số hãng bia phải điều chỉnh kế hoạch của năm 2024 của mình.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bàn tán về thị trường