Loạt công ty bị Uỷ ban chứng khoán Nhà nước “tuýt còi”
Trong tuần qua, Ủy ban chứng khoán Nhà nước công bố 3 quyết định xử phạt doanh nghiệp vị phạm trong lĩnh vực chứng khoán với tổng số tiền phạt là 305 triệu đồng.
Ngày 22/3, Ủy ban chứng khoán Nhà nước (SSC) ban hành Quyết định số 188/QĐ-XPHC, Công ty cổ phần Vận tải Xăng dầu VIPCO bị phạt 50 triệu do công bố thông tin không đúng thời hạn theo quy định về thay đổi số cổ phiếu có quyền biểu quyết (theo công văn số 341/VP-CV-CBTT ngày 19/10/2021) do hoàn tất việc bán cổ phiếu quỹ năm 2021.
Ngoài ra, VIPCO còn bị phạt 100 triệu đồng do không đảm bảo cơ cấu, số lượng thành viên Hội đồng quản trị độc lập. Công ty chỉ có 1 thành viên Hội đồng quản trị độc lập trên tổng số 7 thành viên HĐQT.
Cùng ngày, Công ty cổ phần Sách và Thiết bị Trường học Long An bị phạt 70 triệu đồng do bán cổ phiếu quỹ mà không báo cáo Ủy ban chứng khoán Nhà nước. Năm 2022, doanh nghiệp này đã bán 4.100 cổ phiếu quỹ nhưng không báo cáo.
Công ty Cổ phần Sách và Thiết bị Trường học Long An (LBE) được thành lập trên cơ sở cổ phần hóa Công ty Sách và Thiết bị Trường học Long An năm 2004. Tháng 06/2007, Công ty đã tăng vốn điều lệ từ 4 tỷ lên 11 tỷ đồng.
Công ty hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực cung cấp sách giáo khoa, sách tham khảo; Kinh doanh hàng hóa và dịch vụ phục vụ cho các nhu cầu văn hóa học tập, vui chơi giải trí, dụng cụ thể dục thể thao, văn hóa phẩm, văn phòng phẩm; Sản xuất kinh doanh thiết bị giáo dục,...
Năm 2022, LBE ghi nhận 99 tỷ đồng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ. Tuy nhiên, giá vốn hàng bán đã chiếm đến 88% nên LBE chỉ thu về 12 tỷ đồng lợi nhuận gộp. Khấu trừ các chi phí, LBE còn lãi sau thuế 2,1 tỷ đồng, chỉ tăng nhẹ so với số lãi loanh quanh dưới 2 tỷ trong 5 năm trở lại đây.
Trên thị trường, cổ phiếu LBE dừng ở mức 17.400 đồng/cp, thanh khoản trung bình chỉ vài nghìn đơn vị trong tháng.
Trước đó, ngày 17/3, SSC ban hành Quyết định số 70/QĐ-XPHC về việc xử phạt hành chính Công ty cổ phần Bất động sản và Đầu tư VRC (VRC) phạt 60 triệu đồng vì công bố thông tin không đầy đủ nội dung theo quy định pháp luật, cụ thể là báo cáo tình hình quản trị công ty năm 2021 và 06 tháng đầu năm 2022. Ngoài ra, VRC còn bị phạt 25 triệu đồng do chưa thuyết minh chi tiết thù lao của từng thành viên Hội đồng quản trị, tiền lương tổng giám đốc và người quản lý khác thành mục riêng trong báo cáo tài chính kiểm toán năm 2021.
Về tình hình kinh doanh trong năm 2022 thì VRC ghi nhận doanh thu thuần ở mức 3,6 tỷ đồng, đi ngang so với năm 2021. Tuy nhiên, lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp ghi nhận tới 16,8 tỷ đồng. Tổng tài sản của công ty tính tới hết năm 2022 đạt 1.602,1 tỷ đồng, trong đó nợ phải trả chiếm 342,6 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu chiếm 1.259,4 tỷ đồng.
Thông tin trên báo Tiền phong, các chuyên gia nhận định, dù luật Chứng khoán hiện nay đã quy định mức phạt cao so với mặt bằng chung, tối đa hành chính là 3 tỷ đồng với tổ chức, 1,5 tỷ đồng với cá nhân nhưng diễn biến trên thị trường vừa qua cho thấy mức phạt vẫn còn bị xem nhẹ .
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đang nghiên cứu sửa đổi một số điều tại Luật Chứng khoán để tăng mức xử phạt. “Tất cả trường hợp vi phạm trên thị trường chứng khoán đều phải xử lý theo đúng quy định pháp luật, từ đó mới tạo dựng niềm tin của nhà đầu tư trong và ngoài nước”, một lãnh đạo SSC.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bàn tán về thị trường