Lăng kính chứng khoán: Xu hướng ngắn hạn vẫn là tăng giá
Nhà đầu tư nên chậm lại và quan sát diễn biến cung cầu trong thời gian tới, tận dụng khả năng hồi phục của thị trường để chốt lời hoặc bán để giảm thiểu rủi ro.
Tiếp tục tình trạng lực cầu gia nhập mạnh vào cuối phiên khiến chỉ số được kéo phút cuối, dòng tiền có phần hụt hơi và khối ngoại tiếp tục quay đầu bán ròng mạnh.
Kết thúc phiên giao dịch ngày 7/4, VN-Index giảm đến 1,2 điểm, tương đương 0,11% xuống 1.069,71 điểm. Toàn sàn chỉ có 159 mã tăng, còn lại 219 mã giảm, 54 mã đứng giá.
HNX-Index tăng 0,17 điểm, tương đương 0,08% lên 211,6 điểm. Toàn sàn có 59 mã tăng, 112 mã giảm và 55 mã đứng giá. UPCoM-Index giảm 0,18 điểm về 78,16 điểm. Riêng rổ VN30 ghi nhận 14 mã giảm giá.
Tổng giá trị khớp lệnh trong phiên đạt 13.052 tỷ đồng, giảm 30% so với phiên trước, trong đó, giá trị khớp lệnh riêng sàn HoSE cũng giảm 31,7% về 10.782 tỷ đồng. Tại nhóm VN30, thanh khoản thị trường đạt 3.756 tỷ đồng.
Nhận định đầu tư
Xu hướng của thị trường hiện tại là tăng giá nên các nhịp rung lắc hay điều chỉnh đều là cơ hội để gia tăng tỉ trọng cổ phiếu. Các nhóm ngành đang tỏ ra vượt trội so với thị trường hiện tại là bất động sản, chứng khoán và nhóm ngân hàng vừa và nhỏ nên được hướng tới trong giai đoạn này.
Các nhà đầu tư có thể tận dụng cơ hội tại các nhịp rung lắc mạnh nhiều khả năng sẽ diễn ra trong những phiên tới để cân nhắc giải ngân mua vào cổ phiếu thuộc các nhóm ngành như chứng khoán, dầu khí, bất động sản khi tín hiệu mua chủ động gia tăng trở lại tại các vùng hỗ trợ.
Tin vắn chứng khoán
Tại họp báo về tình hình lao động quý I/2023, Phó cục trưởng Tổng cục Thống kê Nguyễn Trung Tiến cho biết thu nhập bình quân tháng của người lao động quý I là 7 triệu đồng, tăng 197.000 đồng so với quý trước và tăng 640.000 đồng so với cùng kỳ năm trước. Thu nhập bình quân của lao động ở khu vực thành thị cao gấp 1,41 lần khu vực nông thôn (8,6 triệu đồng so với 6,1 triệu đồng).
Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) mới đây cảnh báo triển vọng tăng trưởng của kinh tế toàn cầu trong 5 năm tới hiện đang ở mức thấp nhất trong hơn 3 thập kỷ. IMF cũng hối thúc các quốc gia hãy tránh tình trạng kinh tế thế giới bị phân mảnh vì căng thẳng địa chính trị, đồng thời nên hành động để đẩy tăng sản lượng.
Cuộc khủng hoảng ngân hàng Mỹ hồi tháng 3 có thể đã gần tới hồi kết, ngay cả khi có thêm một vài đợt sụp đổ. Đây là nhận định của ông Jamie Dimon, CEO JPMorgan Chase, trong cuộc phỏng vấn với CNN trong ngày 6/4. “Vụ sụp đổ của SVB gây ra hoảng loạn trên thị trường và rõ ràng sẽ khiến điều kiện tài chính bị thắt chặt, vì các ngân hàng và các định chế cho vay khác trở nên thận trọng hơn”, ông nói trong lá thư, đồng thời cho biết thêm chưa rõ liệu chi tiêu tiêu dùng có chậm lại hay không.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận