Lăng kính chứng khoán 13/11: Có thể bán nhóm chứng khoán, xây dựng
Nhà đầu tư đã bắt đáy có thể cân nhắc bán trong vài phiên tới với các nhóm đang thu hút dòng tiền như chứng khoán, xây dựng và khu công nghiệp.
Tiếp nối đà hồi phục, đà tăng điểm của thị trường tiếp tục được duy trì khi tâm lý của nhà đầu tư trở nên tích cực hơn. Tuy nhiên, áp lực chốt lời ngắn hạn vào 2 phiên cuối tuần đã khiến cho thị trường có phần hụt hơi, điều chỉnh về khu vực 1.100 điểm.
Đáng chú ý, phiên giao dịch kết tuần ngày 10/11, lực bán rất mạnh sau phát biểu của Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell: “Nếu cần thắt chặt chính sách hơn nữa, chúng tôi sẵn sàng hành động”.
Vị này cho biết ông và các nhà hoạch định chính sách đang có động lực tích cực từ việc lạm phát hạ nhiệt. Nhưng ông không chắc liệu Fed có thể đủ sức duy trì đà giảm này hay không.
Nhờ mức tăng mạnh đầu tuần, kết tuần 6 - 10/11, chỉ số VN-Index tăng 25 điểm, tương đương mức tăng 2,3% so với cuối tuần trước lên 1.101,7 điểm. Tâm lý tích cực khiến thanh khoản dồi dào hơn, tổng giá trị giao dịch bình quân phiên đạt 20.306 tỷ đồng, tăng 27,5% so với tuần trước.
Dù vậy, giao dịch khối ngoại là điểm trừ khi quay đầu bán ròng tổng cộng 940 tỷ đồng trong tuần qua. VHM tiếp tục là cổ phiếu bị khối ngoại bán ròng mạnh nhất tuần với giá trị 464 tỷ đồng, MWG cũng tiếp tục bị “xả” ròng 456 tỷ đồng. Cùng hoàn cảnh, VNM và VCB cũng bị khối ngoại bán ra giá trị lần lượt 210 tỷ đồng và 188 tỷ đồng.
Ông Nguyễn Anh Khoa – Trưởng phòng Phân tích và Nghiên cứu CTCK Agriseco và ông Bùi Văn Huy – Giám đốc Chi nhánh Tp.HCM CTCK DSC đều cho rằng thanh khoản đang cải thiện trở lại khi thị trường có tín hiệu xác nhận tạo đáy ngắn hạn.
Thị trường trải qua tuần giao dịch biến động với diễn biến phục hồi chiếm vai trò chủ đạo, áp lực chốt lời ngắn hạn vào 2 phiên cuối tuần đã khiến cho thị trường có phần hụt hơi. Ông có đánh giá thế nào về diễn biến tuần vừa rồi?
Về mặt kỹ thuật, diễn biến nhịp hồi trong 2 - 3 tuần sau quá trình giảm điểm mạnh là không có gì bất thường. Tính từ đỉnh năm 2023 cho đến đáy đợt sụt giảm vừa qua, VN-Index đã mất đến khoảng 20%, do đó nỗ lực phục hồi từ vùng hỗ trợ mạnh quanh 1.020 đến 1.030 điểm là không bất ngờ.
VN-Index đóng cửa tuần ở ngưỡng 1.100 điểm, đây là vùng hỗ trợ/kháng cự về mặt tâm lý quan trọng và đã có tích lũy trong quá khứ. Tôi cho rằng nhịp điều chỉnh là cần thiết khi thị trường đã hồi phục 100 điểm từ vùng đáy ngắn hạn.
Đà hồi phục tuần qua của thị trường còn được ủng hộ bởi thanh khoản dồi, tuy nhiên khối ngoại lại quay trở lại bán ròng là lại điểm trừ. Ông hãy cho biết quan điểm của mình về động thái này?
Ai bắt đáy cũng đã bắt đáy rồi, vào thị trường cũng đã vào rồi. Ai bán đoạn trước cũng đã bán rồi. Nhà đầu tư nào đã bắt đáy có thể cân nhắc bán vài phiên tới.
Về động thái bán ròng của nhà đầu tư ngoại, tôi cho rằng thực tế tỉ trọng giao dịch khối ngoại hiện cũng không chiếm con số lớn, là một thành phần tham gia thị trường với vai trò ngày càng ít quan trọng.
Việc theo dõi động thái của khối ngoại đơn giản vì dòng tiền yếu và không có nhiều thông tin hỗ trợ. Nhà đầu tư có thể tham khảo nhưng không cần quá lưu tâm, ngoại trừ một số cổ phiếu có câu chuyện đặc biệt và chịu tác động lớn của khối ngoại.
Thời gian tới, một số nhóm ngành có câu chuyện hỗ trợ và có thể thu hút dòng tiền như: Nhóm chứng khoán khi thị trường tiếp tục đà phục hồi với thanh khoản cải thiện; Nhóm xây dựng và vật liệu với kỳ vọng giải ngân đầu tư công được đẩy mạnh ghi nhận vào giai đoạn cuối năm, đồng thời giá thép cũng đang cho thấy xu hướng cải thiện hỗ trợ lợi nhuận của nhóm này.
Tôi khuyến nghị nhà đầu tư ngắn hạn có thể áp dụng chiến lược mua tại hỗ trợ và bán tại kháng cự với các nhóm đang thu hút dòng tiền như chứng khoán, xây dựng và khu công nghiệp.
Nhà đầu tư trung dài hạn có thể tận dụng các nhịp rung lắc để tiếp tục tích lũy các cổ phiếu tốt có mức chiết khấu sâu đưa định giá về mức hấp dẫn. Ưu tiên nhóm cổ phiếu đầu ngành, có kỳ vọng kết quả kinh doanh khả quan trong quý IV/2023 và xa hơn là năm 2024.
Trong bối cảnh và xu hướng chưa rõ ràng, thị trường cũng không có quá nhiều điều để nói về luân chuyển ngành. Luân chuyển ngành hiện tại co gọn về đặt cược đà phục hồi của nền kinh tế với các trụ cột: Ngân hàng, bất động sản, tài nguyên cơ bản, nguyên vật liệu, chứng khoán,…
Mỗi khi thị trường giảm mạnh, các nhóm hầu như đều giảm và ngược lại khi thị trường phục hồi sẽ đều phục hồi. Mức độ phục hồi sẽ tùy từng cổ phiếu nhưng theo một xu hướng chung.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận