Lăng kính chứng khoán 12/4:Thị trường đang trong xu hướng hồi ngắn hạn
Nhà đầu tư cân nhắc tận dụng nhịp rung lắc để tái cơ cấu lại danh mục, ưu tiên giao dịch trên các cổ phiếu có cơ bản tốt và dự báo kết quả kinh doanh quý I khả quan.
Diễn biến trái chiều ngay đầu phiên, nhóm bất động sản quay đầu tăng ở ATC đã kéo VN-Index lên vùng tăng giá, khối ngoại bán ròng liên tiếp cùng thanh khoản èo uột.
Kết thúc phiên giao dịch ngày 11/4 VN-Index tăng 4,11 điểm, tương đương 0,39% lên 1.069,46 điểm. Toàn sàn có 228 mã tăng, 138 mã giảm và 70 mã đứng giá.
HNX-Index tăng 0,34 điểm, tương đương 0,16% lên 212,34 điểm. Toàn sàn có 81 mã tăng, 71 mã giảm và 64 mã đứng giá. UPCoM-Index tăng 0,82 điểm lên 78,81 điểm. Riêng rổ VN30 ghi nhận 16 mã tăng giá.
Tổng giá trị khớp lệnh của toàn thị trường đạt 13.918 tỷ đồng, giảm 22% so với phiên trước, trong đó, giá trị khớp lệnh riêng sàn HoSE giảm 23% về 11.591 tỷ đồng. Tại nhóm VN30 nhà đầu tư sang tay 4.184 tỷ đồng.
Nhận định đầu tư
Đồng thời, lực cầu bắt đáy có dấu hiệu gia tăng tại các mức giá thấp cho nên nhịp điều chỉnh có thể sẽ nhanh chóng kết thúc. Ngoài ra, chỉ báo tâm lý giảm nhẹ nhưng vẫn trong vùng lạc quan cho nên Yuanta đánh giá rủi ro ngắn hạn vẫn ở mức thấp.
Xu hướng ngắn hạn của thị trường chung vẫn duy trì ở mức tăng. Do đó, Yuanta khuyến nghị các nhà đầu tư ngắn hạn có thể tiếp tục tận dụng nhịp điều chỉnh để gia tăng tỉ trọng cổ phiếu và mua mới.
Do đó, nhà đầu tư cân nhắc tận dụng nhịp rung lắc kỹ thuật để tái cơ cấu lại danh mục. Trong đó ưu tiên giao dịch trên các cổ phiếu có cơ bản tốt, có dự báo kết quả kinh doanh quý I khả quan và đang thu hút được dòng tiền mạnh.
Do đó, nhà đầu tư không nên mua đuổi tại nhịp thị trường tăng điểm mà nên thăm dò tại nhịp chỉnh trong phiên. Đối với nhóm bất động sản và chứng khoán, nhà đầu tư tạm thời chưa nên giải ngân mới do nhiều mã đang tiến sát đến vùng đỉnh cũ, thay vào đó có thể thăm dò với nhóm nông nghiệp, điện và dầu khí.
Tin vắn chứng khoán
Các TCTD nhận định, thanh khoản của hệ thống ngân hàng trong quý I/2023 tiếp tục duy trì ở trạng thái “tốt” và đã có sự cải thiện rõ rệt so với quý IV/2022. Các TCTD dự báo tình hình thanh khoản sẽ giữ ổn định trong qúy II/2023 và tiếp tục được cải thiện trong năm 2023 so với năm 2022. Các TCTD kỳ vọng mặt bằng lãi suất huy động và cho vay bình quân toàn hệ thống giảm nhẹ 0,08 - 0,1 đpt trong quý II/2023 và giảm nhẹ 0,19 – 0,34 đpt trong cả năm 2023.
Theo Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS), nguồn cung thị trường bất động sản quý II/2023 có khả năng được khơi thông nhưng số lượng không nhiều. Tuy nhiên, sẽ được cải thiện hơn so với quý I. Riêng phân khúc bất động sản nhà ở dự kiến sẽ có khoảng 27.500 sản phẩm được chào bán trên thị trường.
Dù chi tiêu tiêu dùng ở Mỹ và châu Âu phục hồi đáng kể và tình hình được cải thiện sau khi Trung Quốc mở cửa trở lại, nhưng tăng trưởng toàn cầu dự báo sẽ vẫn dưới mức 3% trong năm nay. Hội nghị mùa Xuân của Nhóm Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) diễn ra trong tuần này với chương trình nghị sự là kế hoạch cải cách và gây quỹ đầy tham vọng có thể bị phủ bóng bởi tình trạng lạm phát tăng cao và căng thẳng địa chính trị gia tăng.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận