menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Nguyễn Hồng Nhung

Khả năng hạn chế xuất khẩu LNG của Australia sẽ tác động đến thị trường khí đốt châu Á - Thái Bình Dương

Cung khí đốt hoá lỏng ở châu Á – Thái Bình Dương bị cạn kiệt và giá tăng suốt nhiều tháng qua do châu Âu mua hàng để thay thế nguồn cung từ Nga.

Thị trường khí đốt ở châu Á – Thái Bình Dương có thể chịu thêm một cú sốc sau khi Australia đánh tín hiệu có thể hạn chế xuất khẩu khí đốt hoá lỏng (LNG). Cụ thể, tuần trước, Uỷ ban Cạnh tranh và Người tiêu dùng Australia (ACCC) kêu gọi Canberra bảo vệ nguồn cung khí đốt trong nước và và hạn chế xuất khẩu sau khi dự báo nguồn cung ở bờ biển phía đông bị thiếu hụt trong năm 2023.

“Để bảo vệ an ninh năng lượng ở bờ biển phía đông, chúng tôi khuyến nghị Bộ trưởng Tài nguyên khởi động bước đầu tiên của Cơ chế An ninh Khí đốt Nội địa Australia (ADGSM). Chúng tôi cũng khuyến khích các nhà xuất khẩu LNG ngay lập tức tăng nguồn cung vào thị trường trong nước”, Chủ tịch ACCC Gina Cass-Gottlieb nói.

Nhiều quốc gia phải từ bỏ

Hầu hết khí đốt sử dụng ở khu bờ biển phía đông của Australia đều được sản xuất bởi những công ty xuất khẩu LNG sang khu vực châu Á – Thái Bình Dương và các quốc gia khác. Vì vậy, ADGSM ngăn các nhà sản xuất này xuất khẩu LNG nếu nguồn cung trong nước bị thiếu hụt.

Tin tức này xuất hiện trong bối cảnh suốt nhiều tháng qua, khu vực này đã phải chịu cảnh nguồn cung khí đốt hạn hẹp, giá giữ ở mức cao và sự cạnh tranh lớn đến từ những người mua ở châu Âu. Trong bối cảnh bị hạn chế nguồn cung từ Nga, các quốc gia châu Âu đang phải tìm và tranh giành nguồn mua LNG cho mùa đông sắp tới. Ở châu Á – Thái Bình Dương, họ đã gạt được một số quốc gia châu Á kém phát triển hơn với giá mua cao hơn.

Hầu hết đơn hàng xuất khẩu LNG ra nước ngoài được thực hiện qua các hợp đồng dài hạn, song các nhà sản xuất của Australia cũng bán LNG không qua hợp đồng trên thị trường giao ngay. Các quốc gia không có khả năng thực hiện các hợp đồng dài hạn với tính cạnh tranh cao sẽ buộc phải mua trên thị trường giao ngay, nơi đang xuất hiện rất nhiều người mua “khát” khí đốt.

ACCC cho rằng các nhà sản xuất LNG nên hạn chế bán loại hợp đồng này ra thị trường nước ngoài và để dành cho người tiêu dùng trong nước.

Theo giới phân tích, nếu cơ chế ADGSM được áp dụng thành công, áp lực mới về nguồn cung và giá sẽ ảnh hưởng tới các nước mua LNG lớn nhất trong khu vực như Nhật Bản và Hàn Quốc, cũng như bên nhập khẩu mới như Philippines. Các nước châu Á đang phát triển như Bangladesh và Pakistan đều phải từ bỏ việc mua LNG trên thị trường giao ngay, theo Sam Reynolds, chuyên gia phân tích tại Viện Kinh tế Năng lượng và Phân tích Tài chính.

“Từ tháng 4, không có đơn hàng giao ngay nào từ 3 cơ sở xuất khẩu LNG chính ở bờ biển phía đông của Australia. Điều này cho thấy hoạt động xuất khẩu đang chậm lại phần nào. Việc thiếu nguồn cung giao ngay từ bờ đông Australia có thể khiến LNG trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương bị thắt chặt hơn nữa, đặc biệt khi nhu cầu lên cao vào mùa đông”, Kenneth Foo, giám đốc khu vực về định giá LNG của S&P Global Market Intelligence APAC, nói.

Giá LNG đã tăng gần 80% từ trước khi Nga thực hiện chiến dịch quân sự tại Ukraine hồi cuối tháng 2, theo chỉ số định giá Platts JKM.

Trong khi đó, Hiệp hội Khai thác & Sản xuất Dầu mỏ Australia lại trấn an thị trường rằng vẫn có dư nguồn cung khí đốt cho năm tới và thị trường thực tế chưa bao giờ thiếu hụt. “Các doanh nghiệp đã đầu tư đáng kể và giúp mang lại nguồn cung khí đốt đáng kể cho thị trường trong nước”, quyền giám đốc điều hành Damian Dwyer của hiệp hội này cho hay.

Mức cắt giảm do Australia đề xuất là khoảng 14 chuyến hàng LNG mỗi tháng. Tháng 7, Australia xuất khẩu 100 lô hàng trong số hơn 300 lô hàng được vận chuyển vào châu Á, ông Reynolds nói.

“Việc hạn chế sẽ chỉ giới hạn với LNG không được bán theo hợp đồng dài hạn. Điều này có nghĩa là việc cắt giảm sẽ tác động nhỏ tới các nước nhập khẩu như Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc, vốn là bên mua 70 – 80% LNG của Australia thông qua các hợp đồng dài hạn”, ông nói thêm.

Tuy nhiên, các thị trường LNG đang phải đối mặt với vấn đề lớn hơn là việc Australia hạn chế xuất khẩu. Việc người mua châu Âu chen lấn, tranh giành nguồn cung khí đốt của châu Á – Thái Bình Dương vẫn là mối đe dọa lớn nhất hiện nay.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Bạn có muốn trở thành chuyên gia trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
2 Yêu thích
1 Bình luận
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải App Tài chính - Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại