HHV: Đèo Cả ước lãi tăng 10% trong 9 tháng đầu năm
Ông Nguyễn Quang Huy, Tổng giám đốc CTCP đầu tư hạ tầng giao thông Đèo Cả (HoSE: HHV) thông tin doanh thu 9 tháng đầu năm ước tăng khoảng 15% và lợi nhuận tăng 10%.
Theo BCTC hợp nhất quý III/2021, 9 tháng công ty ghi nhận doanh thu 1.245 tỷ đồng, tăng 47,5%; lãi sau thuế 219 tỷ đồng, gấp 3,3 lần cùng kỳ 2020.
Ông Huy cũng chia sẻ từ đầu năm đến nay, tổng giá trị hạng mục xây lắp trúng thầu của doanh nghiệp tại các dự án cầu đường như Cam Lâm – Vĩnh Hảo, đường ven biển… đạt khoảng 2.000 tỷ đồng.
Nói về chiến lược trong 3 năm tới, vị CEO cho biết tập đoàn tập trung vào 4 mảng chính gồm đầu tư hạ tầng giao thông, tổng thầu thi công xây lắp, thầu quản lý vận hành và mảng dịch vụ đi kèm như bất động sản.
Với mảng xây lắp, công ty sẽ tập trung vào các dự án thành phần trong cao tốc Bắc - Nam. Đây là dự án đầu tư công lớn được Chính phủ thúc đẩy, tạo cơ hội lớn cho các nhà đầu tư, nhà thầu có năng lực tham gia vào. Chính phủ đề ra mục tiêu đến 2030 Việt Nam có 5.000 km cao tốc so với hiện tại chỉ có hơn 1.200 km cao tốc Bắc - Nam.
Đặc biệt, chùm dự án cao tốc Bắc – Nam giai đoạn 2 thực hiện theo chỉ định thầu, HHV đã đề xuất tham gia 6 gói thầu với tổng giá trị 30.000 tỷ đồng. Việc Chính phủ quyết tâm đẩy nhanh giai đoạn 2 cao tốc Bắc - Nam kỳ vọng đóng góp lớn vào kết quả kinh doanh của doanh nghiệp thời gian tới.
Với mảng đầu tư dự án hạ tầng giao thông, HHV theo đuổi 4 dự án đầu tư theo hình thức PPP gồm Đồng Đăng - Trà Lĩnh, Hữu Nghị - Chi Lăng, Tân Phú – Hòa Lộc và Cam Lâm – Vĩnh Hảo.
Về tiến độ đầu tư, dự án Cam Lâm – Vĩnh Hảo khởi công từ tháng 11/2021, dự kiến hoàn thành vào quý I/2024. Doanh nghiệp có cam kết với Chính phủ hoàn thành trước 3 tháng, tức vào cuối năm 2023 đưa vào vận hành. HHV tham gia dự án với tư cách nhà thầu và hợp tác kinh doanh với chủ đầu tư. Từ đầu năm tới nay, doanh nghiệp đã ký các gói thầu tại dự án khoảng 1.400 tỷ đồng. Còn hợp tác kinh doanh với doanh nghiệp chủ đầu tư giá trị khoảng 1.300 tỷ đồng.
Các dự án còn lại đang trong quá trình làm thủ tục, kỳ vọng được phê duyệt chủ trương trong quý IV và đến 2023 có thể triển khai.
Với mảng thầu quản lý – vận hành, HHV quản lý 15 trạm thu phí BOT trong cả nước tập trung ở các dự án Đèo Cả, Hầm Hải Vân, Hầm Cù Mông, Bắc Giang – Lạng Sơn, mở rộng Quốc lộ 1 tạo nguồn thu ổn định.
Ông Huy cũng thông tin theo hợp đồng ký với Bộ Giao thông Vận tải và các địa phương, trong trường hợp doanh thu tăng, giảm liên tục 2% trong 2 năm thì doanh nghiệp có quyền đàm phán lại thời gian thu phí để đảm bảo khả năng hoàn vốn.
Cổ phiếu HHV được cấp margin trên HOSE
Ngày 22/7/2022 vừa qua, Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM (HOSE) vừa thông báo đưa cổ phiếu HHV của CTCP Đầu tư Hạ tầng Giao thông Đèo Cả do mã này đã có thời gian niêm yết đủ 6 tháng trở lên.
Trước đó ngày 20/1/2022, hơn 267 triệu cổ phiếu CTCP Đầu tư Hạ tầng Giao thông Đèo Cả đã chính thức “đổ bộ” sàn HOSE với giá tham chiếu 25.660 đồng/cổ phiếu - tương đương giá trị vốn hóa 6.861 tỷ đồng. Kết phiên 22/7, thị giá của mã dừng ở mức 14.200 đồng - giảm gần 45% sau 6 tháng.
Được biết ngày 4/7/2022, HOSE đã công bố danh sách chứng khoán không đủ điện kiện giao dịch ký quỹ quý III/2022.
Danh sách này bao gồm 55 mã trong đó đáng chú ý trong danh sách này có nhiều gương mặt doanh nghiệp lớn hoặc có thanh khoản cổ phiếu cao như VIC của Tập đoàn Vingroup do lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ trên báo cáo tài chính hợp nhất kiểm toán năm 2021 là số âm, cổ phiếu VOS của CTCP Vận tải Biển Việt Nam - Vosco, TTF của CTCP Tập đoàn Kỹ nghệ Gỗ Trường Thành, CII của Hạ tầng Kỹ thuật TP. HCM, FLC, HAI, HAG, HNG, HHV, HVN,...
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận