Hàng không - Chào đón du khách quay trở lại
Lưu lượng hành khách quốc tế phục hồi mạnh mẽ
➢ Lưu lượng hành khách quốc tế đã tăng gần 21 lần svck trong Q1/23. Trong 5T23, lượng hành khách quốc tế đã tăng 680% svck lên 12 triệu khách, phục hồi 71% so với mức trước đại dịch Covid.
Thị trường quốc tế trở thành động lực tăng trưởng
➢ Sự kỳ vọng Trung Quốc sẽ là động lực chính cho sự phục hồi lượng hành khách quốc tế vào năm 2023. Lượng hành khách Trung Quốc đến Việt Nam có thể phục hồi mạnh từ Q2/23 và phục hồi tới 90% về mức trước dịch trong cuối năm 2023.
➢ Cùng với lưu lượng hàng không đến các quốc gia khác sẽ hoàn toàn phục hồi vào cuối năm 2023, với sự kỳ vọng lượng khách quốc tế của Việt Nam sẽ tăng 199% svck lên 35,9 triệu khách trong 2023 (86% so với mức trước dịch) và có thể tiếp tục tăng 15,3% svck lên 41,4 triệu khách trong năm 2024 (99% mức trước dịch).
Trong khi tăng trưởng nội địa đang chậm lại
➢ Trong Q1/23, lượng khách nội địa đã tăng 39% svck từ mức nền thấp trong Q1/22. Tuy nhiên, trong 5T23, tỷ lệ tăng trưởng sản lượng khách nội địa đã giảm tốc xuống còn 5,7% svck do mức nền cao trong Q2/22 và người dân hiện có nhiều lựa chọn hơn cho việc du lịch quốc tế.
Thiếu hụt cơ sở hạ tầng hàng không có thể trở nên nghiêm trọng hơn vào năm 2023-24 trước khi được nới lỏng từ năm 2025
➢ Thiếu hụt công suất là vấn đề cấp bách khiến cơ sở hạ tầng hàng không không theo kịp tốc độ tăng trưởng nhu cầu hàng không trong thời gian tới và các cảng hàng không Việt Nam có thể rơi vào tình trạng quá tải nặng nề.
Đẩy nhanh xây dựng cơ sở hạ tầng hàng không
➢ Về công tác giải phóng mặt bằng, hiện chỉ còn 0,33% diện tích giai đoạn 1 chưa được bàn giao. Trong khi đó, việc rà soát bom mìn và xây dựng tường rào đã hoàn thành.
➢ Gói thầu xây dựng nhà ga đã chính thức được mở thầu lần 2 vào ngày 12/06/2023. Gói thầu quan trọng này sẽ tìm được nhà đầu tư và chính thức khởi công trong T8/23 (sau 2 tháng đấu thầu), đảm bảo chính thức đưa vào khai thác toàn bộ dự án vào cuối năm 2026.
➢ Nhiều dự án sân bay quan trọng khác cũng sẽ được khởi công và đưa vào khai thác vào cuối năm 2025 như T2 Hải Phòng, Phan Thiết, Sapa...
Cảng hàng hóa hàng không: Phục hồi chậm
➢ Chỉ số PMI cho các đơn hàng xuất khẩu mới trên toàn cầu đã có sự cải thiện, mặc dù đây vẫn là mức dưới ngưỡng trung bình. Tại các thị trường Mỹ và EU, chỉ số PMI đã có sự cải thiện liên tục gần đây, cho thấy tốc độ suy thoái tại các nền kinh tế này đang chậm lại.
➢ Xu hướng phân hóa CTK toàn cầu có thể do sản lượng hàng hóa hàng không giảm chậm hơn so với mức sản lượng hàng hóa đường biển trong cùng kỳ. Trong T3/23, sản lượng hàng hóa hàng không vẫn cao hơn 45% so với sản lượng năm 2019, trong khi sản lượng container đã giảm xuống còn 8% so với mức của năm 2019.
➢ Do đó, thị trường vận tải hàng không giữa châu Á và Mỹ & EU dường như đã chạm đáy nhưng vẫn phục hồi chậm.
Sản lượng hàng hóa hàng không của Việt Nam có thể chạm đáy trong Q3/23
➢ Trong 4T23, sản lượng hàng hóa thông qua vận tải hàng không của Việt Nam giảm 24,3% svck, chủ yếu do lượng hàng hóa quốc tế giảm 32,1% svck.
➢ Với sự kỳ vọng sản lượng hàng hóa hàng không sẽ bắt đầu phục hồi từ Q4/23 nhờ phục vụ nhu cầu bổ sung hàng hóa cho các đợt mua hàng cuối năm tại Mỹ và EU, sản xuất thiết bị điện tử và di động phục hồi cho vòng chu kỳ sản phẩm mới và mức nền thấp Q4/22.
Bài Viết có sự tham khảo của VNDIRECT RESEARCH
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận