24HMONEY đã kiểm duyệt
16/08/2023
Góc nhìn 17/08: Cẩn trọng trong phiên đáo hạn hợp đồng phái sinh?
Các công ty chứng khoán (CTCK) thị trường đang phản ứng tích cực với thông tin niêm yết tại sàn Nasdaq của Vinfast, tuy nhiên nhà đầu tư nên cẩn trọng với áp lực bán trong phiên đáo hạn hợp đồng phái sinh 17/08.
Áp lực bán gia tăng trong ngày đáo hạn hợp đồng phái sinh
CTCK Asean (Aseansc): Aseansc nhận định bên mua đang chiếm ưu thế và xu hướng tăng tiếp tục được duy trì. Do đó, CTCK này cho rằng thị trường có thể tiếp tục quán tính tăng điểm trong phiên tới, tuy nhiên áp lực bán có thể gia tăng về cuối ngày, nhất là khi ngày 17/08 là ngày đáo hạn hợp đồng phái sinh tháng 8.
Cơ hội hướng đến vùng 1,25x
CTCK KB Việt Nam (KBSV): KBSV đánh giá lực cầu gia tăng áp đảo bên bán đã giúp cho chỉ số mở rộng đà tăng điểm tích cực và tiếp cận ngưỡng cản gần quanh 1,240. Mặc dù áp lực điều chỉnh sẽ ngày một gia tăng trong quá trình đi lên, VN-Index đang có nhiều cơ hội hướng lên vùng kháng cự kế tiếp quanh 1,25x.
Khả năng điều chỉnh mạnh là không cao
CTCK Vietcombank (VCBS): VCBS về góc nhìn kỹ thuật nhận định VN Index đóng cửa phiên 16/08 tạo một nến rút chân có dạng Hammer và quay trở lại biên trên của vùng tích lũy 1,220-1,240 điểm. Tuy nhiên, đà tăng trong phiên 16/08 không có được sự đồng thuận ở nhiều nhóm cổ phiếu như những phiên trước mà chủ yếu đến từ nhóm vốn hóa lớn. Chỉ báo RSI sau khi rơi về dưới 70 trong những phiên liền trước thì cũng đã chính tức vượt lên trên 70 trong phiên 16/08.
Do đó, VCBS cho rằng diễn biến hiện tại chưa phải là tín hiệu nguy hiểm và trong kịch bản tích cực thì chỉ số vẫn có thể hướng lên các mốc điểm số cao hơn, nhưng nhiều khả năng sẽ vẫn cần thêm một số phiên tích lũy để tạo nền giá mới chặt chẽ hơn. Mặt khác, vẫn có khả năng biên độ rung lắc có thể mở rộng hơn trong những phiên tới với mức hỗ trợ ở phía dưới nằm xung quanh 1,200 điểm (+/- 10 điểm), dù xác suất xảy ra nhịp điều chỉnh giảm mạnh ngay trong một vài phiên tới theo VCBS là không cao.
Trạng thái đi ngang có thể kéo dài
CTCK Sài Gòn – Hà Nội (SHS): SHS xét dưới góc nhìn ngắn hạn nhận định nhịp tích lũy hiện tại có thể sớm kết thúc vì nền tảng tích lũy ngắn hạn đang chặt chẽ dần và phiên tăng điểm hôm nay phát tín hiệu khởi động cho một nhịp tăng mới. Các nhịp tăng ngắn hạn và điều chỉnh tích lũy đã liên tục được tạo ra từ khi VN-Index tạo uptrend và SHS kỳ vọng trạng thái vận động theo nhịp sẽ còn diễn ra cho đến khi VN-Index chạm ngưỡng kháng cự mạnh 1,300 điểm. Tuy vậy cũng không loại trừ khả năng thị trường vẫn có thể kéo dài thêm trạng thái đi ngang để tích lũy trước ngưỡng cản quan trọng 1,300 điểm.
Chọn lọc mua mới sau giai đoạn tăng giá dài
CTCK Đông Á (DAS): DAS cho biết với hiệu ứng Vinfast niêm yết NASDAQ, nhóm cổ phiếu trong rổ VN30 đã có phiên tăng giá đẩy chỉ số VN-Index quay lại đỉnh ngắn hạn 1,040 điểm. Ở nhóm cổ phiếu vốn hóa nhỏ áp lực bán chốt lời khá mạnh, lực mua xuất hiện mỗi khi có nhịp chùng xuống của giá cổ phiếu nhóm này nên thị tường vẫn giữ được sự cân bằng. Tuy nhiên, giai đoạn tăng giá đã khá dài nên nhà đầu tư có sự chọn lọc hơn trong việc mua mới. Nhóm
nhà đầu tư cá nhân gia tăng tham gia thị trường khi lãi suất thấp làm dịch chuyển từ kênh tiền gửi sang, dễ dao động tâm lý và thúc đẩy lượng cung khi thị trường điều chỉnh. Chiến lược ngắn hạn thiên về chốt lời giảm tỷ lệ margin.
Tiếp tục đà tăng, kiểm tra mức kháng cự 1,246 điểm
CTCK Yuanta (YSVN): YSVN cho rằng thị trường có thể sẽ tiếp tục đà tăng trong phiên kế tiếp và chỉ số VN-Index có thể sẽ kiểm tra mức kháng cự 1,246 điểm. Đồng thời, thị trường vẫn đang trong giai đoạn tích lũy ngắn hạn cho nên chỉ số VN-Index có thể sẽ chưa thể vượt được mức kháng cự 1,246 điểm trong 1-2 phiên tới. Điểm tích cực là chỉ số VN30 đang có chuyển động tích cực hơn cho thấy
dòng tiền đang quay trở lại nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn, nhưng dòng tiền có thể sẽ còn phân hóa giữa các nhóm cổ phiếu trong những
phiên giao dịch tới. Ngoài ra, chỉ báo tâm lý ngắn hạn giảm nhẹ cho thấy các nhà đầu tư thận trọng hơn so với phiên trước, nhưng nhà đầu tư vẫn còn lạc quan với diễn biến thị trường hiện tại.
Bình luận