GEX nói gì về khoản nợ và trái phiếu?
Thị trường đang có những lo ngại về khoản nợ gần 1 tỷ USD của Công ty cổ phần Tập đoàn Gelex (GEX - sàn HOSE) khi cổ phiếu GEX của Tập đoàn này bị bán mạnh trước làn sóng tin đồn tuần qua.
Trong Báo cáo thường niên 2021 vừa công bố Công ty cổ phần Tập đoàn Gelex (GEXLEX, mã GEX)) cho biết, năm 2021 sau khi thực hiện các đợt tăng vốn, vốn điều lệ của GELEX đã tăng lên 8.515 tỷ đồng nhằm bổ sung nguồn cho kế hoạch đầu tư phát triển, hiện thực hóa các mục tiêu chiến lược và cân đối nguồn vốn kinh doanh cho GELEX và đơn vị thành viên.
Bên cạnh đó, Tập đoàn cũng thực hiện cấu trúc lại các khoản nợ vay sang kỳ hạn dài hơn với lãi suất tốt hơn để chủ động nguồn vốn phục vụ cho các nhu cầu đầu tư trung và dài hạn, áp dụng linh hoạt các công cụ tài chính để tối ưu hóa vị thế vốn lưu động, và hỗ trợ cho tăng trưởng như Tập đoàn tối ưu hóa các nguồn tiền nhàn rỗi trên nguyên tắc vẫn bảo toàn vốn, đem lại lợi ích thêm cho hệ thống, phù hợp với quy định của pháp luật và các quy chế nội bộ.
Trên thực tế, thị trường đang có những lo ngại về khoản nợ gần 1 tỷ USD của khi cổ phiếu GEX của Tập đoàn này bị bán mạnh trước làn sóng tin đồn tuần qua.
Theo Báo cáo tài chính kiểm toán 2021, GEX có khoản nợ ngắn hạn gần 23.000 tỷ đồng. Vay nợ ròng (tổng nợ vay – tiền và đầu tư tài chính ngắn hạn) của GEX đã tăng 1.071 tỷ đồng lên 9.842 tỷ đồng trong năm 2021. Tuy nhiên, xét về tỷ trọng vay nợ ròng/vốn chủ sở hữu (Net debt/Equity), năm 2021, tỷ lệ này giảm mạnh từ 106,8% về 48%. Tiền và đầu tư tài chính ngắn hạn tăng 8.970 tỷ đồng lên 12.280 tỷ đồng so với đầu năm và chiếm tới 20,1% tổng tài sản của GEX, tức cơ cấu vốn cải thiện.
Cụ thể, xét về hệ số thanh toán nhanh (Quick ratio), năm 2019 là 0,28 lần, năm 2020 là 0,31 lần và năm 2021 tăng lên 0,53 lần. Hệ số thanh toán nhanh thể hiện khả năng thanh toán nhanh của công ty, tiền và đầu tư tài chính ngắn hạn so với nợ ngắn hạn của công ty.
Trên thực tế, hệ số thanh toán hiện hành của các công ty chỉ có dấu hiệu gặp vấn đề nếu nhỏ hơn 1. Ngoài ra, tính tới 31/12/2021, công ty đang có 12.280 tỷ đồng tiền và đầu tư tài chính ngắn hạn (chủ yếu là đầu tư trái phiếu và cổ phiếu ngắn hạn) trong khi nợ vay ròng chỉ là 9.842 tỷ đồng, chiếm 16,1% tổng nguồn vốn.
Do liên tục tăng quy mô tổng tài sản và thực hiện các thương vụ M&A các doanh nghiệp trong ngành với hai lĩnh vực chủ chốt là Hạ tầng và Thiết bị điện, quy mô nợ vay của GEX tăng lên về giá trị.
Năm 2021, GEX phát hành 2 đợt trái phiếu:
Báo cáo thường niên 2021 của GEX đánh giá, mặc dù quy mô nợ tín dụng tăng, nhưng GELEX đã tận dụng đòn bẩy tài chính một cách hợp lý khi các chỉ số tài chính vẫn nằm trong ngưỡng an toàn theo thông lệ và theo xu hướng được cải thiện.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận