24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
Lâm An
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

Đường sắt Nhổn - ga Hà Nội nguy cơ trễ tiến độ gói thầu depot

Dù TP.Hà Nội đã họp và tháo gỡ vướng mắc, song nhà thầu dự án đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội vẫn đang chậm tiến độ đặt hàng mua sắm thiết bị 2 tháng rưỡi cũng như chậm thi công gói thầu CP5 khu depot.

Sáng nay 19.2, Phó chủ tịch thường trực Ủy ban châu Âu - ông Frans Timmermans và Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Chu Ngọc Anh đã tới thăm công trường dự án tuyến đường sắt đô thị thí điểm TP.Hà Nội, đoạn Nhổn - ga Hà Nội.

Đường sắt Nhổn - ga Hà Nội nguy cơ trễ tiến độ gói thầu depot - ảnh 1

Phó chủ tịch thường trực Ủy ban Châu Âu và Chủ tịch Hà Nội nghe báo cáo tiến độ dự án MRB

Theo Chủ tịch Hà Nội Chu Ngọc Anh, tiến độ dự án đã phải lùi lại do nhiều khó khăn, đặc biệt 2 năm ảnh hưởng bởi Covid-19. Hiện, thành phố đã yêu cầu các đơn vị xây dựng kế hoạch chi tiết hoành thành đoạn trên cao để làm cơ sở thực hiện và theo dõi, giám sát.

Đối với vấn đề khác biệt giữa quy định của Hợp đồng FIDIC và pháp luật Việt Nam hiện hành, UBND TP.Hà Nội đã báo cáo và đề xuất Thủ tướng Chính phủ giải quyết theo hướng cho phép áp dụng chặt chẽ các điều khoản Hợp đồng FIDIC, việc tuân thủ hợp đồng sẽ được áp dụng trong trường hợp có khác biệt với các quy định của Việt Nam.

Báo cáo tại chuyến thăm, đại diện Ban Quản lý đường sắt đô thị (MRB) Hà Nội cho biết, hiện dự án đạt tiến độ tổng thể 74,36%, trong đó riêng đoạn trên cao đạt 94,7%. Căn cứ Tuyên bố chung Việt - Pháp tại chuyến thăm Pháp của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, đoạn tuyến trên cao của dự án cần được hoàn thành và đưa vào khai thác thương mại vào tháng 12.2022.

Đáng chú ý, trước đó, dự án đang gặp nhiều vướng mắc liên quan đến khiếu kiện của nhà thầu nước ngoài. Các nhà tài trợ của dự án cũng đã nhiều lần có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ và UBND TP.Hà Nội đề nghị giải quyết vấn đề khác biệt giữa quy định của Hợp đồng FIDIC và pháp luật Việt Nam hiện hành theo hướng cho phép áp dụng chặt chẽ các điều khoản hợp đồng FIDIC, việc tuân thủ hợp đồng sẽ được áp dụng trong trường hợp có khác biệt với các quy định của Việt Nam.

“Đây là vướng mắc chính của dự án cần được tháo gỡ trong quý 1/2022 để thúc đẩy tiến độ, giảm thiểu các khiếu nại, khiếu kiện phức tạp của các nhà thầu quốc tế hiện nay”, đại diện MRB nêu và kiến nghị UBND TP.Hà Nội tiếp tục làm việc với Chính phủ và các bộ, ngành liên quan để sớm có hướng dẫn cụ thể tháo gỡ vướng mắc nêu trên.

Về tiến độ Depot (gói thầu CP5), sau nhiều cuộc họp và chỉ đạo của UBND thành phố để tháo gỡ vướng mắc và thúc đẩy tiến độ, hiện nay gói thầu CP5 đã có chuyển biến, tuy nhiên tiến độ thực vẫn chậm trễ và chưa đáp ứng được kế hoạch cam kết.

Cụ thể, về công tác mua sắm cho toàn bộ vật tư, thiết bị MEPF, nhà thầu mới chỉ đặt hàng một phần vật tư và thiết bị. Tiến độ hiện đã chậm 2 tháng rưỡi so với kế hoạch và có nguy cơ tiếp tục chậm thêm nếu nhà thầu không tiến hành mua sắm các vật tư thiết bị còn lại.

Về tình hình thi công trên công trường, nhà thầu chưa huy động đủ nhân lực để đáp ứng theo yêu cầu kế hoạch cam kết, đặc biệt với các hạng mục đã được các bên xác định là đường găng như nhà OCC, điện hạ thế, nhà 8-11,12, hào cáp...

MRB cho biết đang yêu cầu nhà thầu xây dựng tiến độ đẩy nhanh để khắc phục chậm trễ, trong đó cần đảm bảo ngày mốc bàn giao các tòa nhà chính (bao gồm OCC), đóng điện hạ thế vào tháng 6.2022 và hoàn thành toàn bộ Depot trong tháng 10.2022 để đảm bảo tiến độ vận hành đoạn trên cao vào tháng 12.2022.

MRB cũng kiến nghị UBND TP.Hà Nội và Bộ Xây dựng tổ chức họp kiểm điểm tiến độ hàng tháng với Tổng công ty xây dựng Hà Nội để thúc đẩy tiến độ thực hiện gói thầu, đảm bảo các ngày mốc hoàn thành của Depot nêu trên.

Để đảm bảo đủ nguồn vốn hoàn thành đoạn trên cao, MRB đã phối hợp với Sở KH-ĐT và Sở Tài chính để thống nhất đề xuất phương án điều chỉnh kế hoạch tài trợ nguồn vốn ODA của AFD tại Thỏa ước vay số CVN 1164 01G cho các gói thầu CP6, CP9, PIC (đang được tài trợ bởi nguồn vốn DGT) do guồn vốn DGT đang thiếu khoảng 21,07 triệu Euro trong khi vốn AFD đang dư 22,65 triệu Euro. Phương án nói trên cũng nhận được sự đồng thuận của các nhà tài trợ, dự kiến sẽ có văn bản trả lời chính thức trong tháng 2.

Dự án tuyến đường sắt đô thị thí điểm đoạn Nhổn - ga Hà Nội có tổng chiều dài 12,5 km. Tuyến đi qua 8 ga trên cao và 4 ga ngầm, trong đó đoạn trên cao (Nhổn - Cầu Giấy) dài 8,5 km và đoạn đi ngầm (Cầu Giấy - ga Hà Nội) dài 4 km. Dự án đang triển khai thi công 9 gói thầu về xây lắp, thiết bị và gói thầu tư vấn chung thực hiện dự án.

Dự án được hỗ trợ bởi nguồn vốn vay ODA của Chính phủ Pháp, Cơ quan Phát triển Pháp (AFD), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Ngân hàng Đầu tư châu Âu (EIB) và vốn đối ứng trong nước.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Mã chứng khoán liên quan bài viết
1.90 (0.00%)
6.40 +0.20 (+3.23%)
17.95 -0.10 (-0.55%)
17.10 -1.90 (-10.00%)
prev
next

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả