menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Ngô Vũ Sơn

Dòng vốn ngoại MSCI vào Việt Nam sẽ không được như kỳ vọng.

Dòng vốn ngoại MSCI vào Việt Nam sẽ không được như kỳ vọng, theo nhận định tích cực từ Fitch Ratings thì tài chính công Việt Nam cải thiện vượt trội giữa Covid-19 và bất động sản sốt ảo khắp nơi, tín dụng lĩnh vực này có tăng nhưng chưa nóng… là 3 thông tin cần quan tâm trong phiên giao dịch ngày hôm nay thứ Năm 15/4, nội dung chi tiết dưới đây.

1. Dòng vốn ngoại MSCI vào Việt Nam sẽ không được như kỳ vọng

Vào tháng 11 năm ngoái, Kuwait chính thức được nâng hạng từ thị trường cận biên lên thị trường mới nổi. Đồng thời, do chỉ số MSCI Frontier Markets 100 chỉ tập trung vào cổ phiếu tại thị trường cận biên nên tỷ trọng cổ phiếu Kuwait sẽ được MSCI giảm tỷ trọng từ 25,39% về 0% và tăng dần tỷ trọng cổ phiếu các quốc gia còn lại trong rổ chỉ số. Ước tính tỷ trọng cổ phiếu Việt Nam trong MSCI Frontier Markets 100 được nâng dần từ 12,53% lên 15,76% trong tháng 11/2020; 16,57% trong tháng 2/2021; 17,87% trong tháng 5/2021; 20,64% trong tháng 8/2021 và 28,76% trong tháng 11/2021.

Tính tới 31/3/2021, cổ phiếu Việt Nam chiếm 16,45% tỷ trọng trong rổ chỉ số MSCI Frontier Markets 100, đứng thứ hai sau Kuwait (20,26%). Trong Top 10 cổ phiếu thành phần của chỉ số, Việt Nam có hai cổ phiếu là VIC (HM:VIC) và HPG (HM:HPG), lần lượt chiếm 2,48% và 2,4%. Nếu đúng theo lộ trình, tỷ trọng cổ phiếu Việt Nam sẽ tiếp tục được tăng thêm trong tháng 5 tới và tăng mạnh trong tháng 8, tháng 11/2021.

Tuy nhiên, gần đây quỹ iShares MSCI Frontier Markets 100 ETF đã thực hiện một thay đổi quan trọng trong việc chuyển sang sử dụng chỉ số MSCI Frontier and Emerging Markets Select làm chỉ số cơ sở mới để thay thế chỉ số MSCI Frontier Markets 100, có hiệu lực từ ngày 1/3/2021. Quỹ cũng được đổi tên thành iShares MSCI Frontier and Select EM ETF - chỉ số mới này không chỉ tập trung 100% vào cổ phiếu tại thị trường cận biên mà còn đưa thêm cổ phiếu ở thị trường mới nổi vào danh mục. Thông tin ban đầu, chỉ số MSCI mới sẽ có ít nhất 60 cổ phiếu tại thị trường cận biên, số cổ phiếu tại thị trường mới nổi bằng 1/3 số cổ phiếu tại thị trường cận biên. Mặt khác, về giới hạn tỷ trọng quốc gia, tối đa 40% cho tổng tỷ trọng của hai quốc gia lớn nhất trong thị trường cận biên và giới hạn 5% cho mỗi quốc gia tại thị trường mới nổi.

Danh sách các thị trường mới nổi đủ điều kiện vào chỉ số hiện tại bao gồm Argentina, Colombia, Ai Cập, Kuwait, Pakistan, Peru và Philippines. Do đó, có khả năng tỷ trọng của Việt Nam tại chỉ số MSCI mới sau khi cơ cấu chỉ đạt 16,15% (dự kiến ban đầu đạt 28,76%). Dòng vốn hưởng lợi từ việc MSCI cơ cấu cũng không được như kỳ vọng.

2. Fitch Ratings: tài chính công Việt Nam cải thiện vượt trội giữa Covid-19

Kể từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát, Việt Nam thuộc số ít các nền kinh tế trên thế giới tăng trưởng đạt mức cao 2,9% trong năm 2020, được thúc đẩy nhờ xuất khẩu mạnh. Trong khi đó, nền kinh tế nội địa tăng trưởng tốt nhờ thành công trong kiểm soát dịch bệnh.

Chính vì vậy, trong giai đoạn 2021-2022, Fitch dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam sẽ tiếp tục duy trì ở mức cao, khoảng 7%/năm nhờ tăng trưởng mạnh trong xuất khẩu và đầu tư. Bên cạnh đó, gói kích thích tài khóa được triển khai trong giai đoạn 2020-2021 với quy mô khoảng 3,6% GDP năm 2020 sẽ củng cố cho triển vọng tăng trưởng kinh tế.

Fitch cũng cho rằng Việt Nam sẽ được hưởng lợi từ làn sóng dịch chuyển thương mại trong bối cảnh căng thẳng Mỹ - Trung Quốc leo thang, cũng như các thỏa thuận thương mại tự do như EVFTA, CPTPP và RCEP. Đầu tư vào hạ tầng công và FDI tăng cao sẽ hỗ trợ quan trọng cho tăng trưởng kinh tế trung hạn. Tăng trưởng kinh tế cao sẽ giúp làm thu hẹp khoảng cách về GDP bình quân đầu người của Việt Nam với các nước trong khu vực.

Bên cạnh đó, ngoài những rủi ro liên quan đến đại dịch Covid-19. Fitch cũng cho rằng xuất khẩu của Việt Nam có thể đương đầu với nhiều cú sốc. Tháng 12 năm ngoái, Bộ Tài chính Mỹ xếp Việt Nam vào danh sách quốc gia thao túng tiền tệ. Theo tổ chức này, dù đối thoại giữa hai bên có thể làm giảm căng thẳng xung quanh vấn đề này, nếu căng thẳng leo thang từ phía Mỹ, triển vọng tăng trưởng của kinh tế Việt Nam có thể bị ảnh hưởng.

3. Bất động sản sốt ảo khắp nơi, tín dụng lĩnh vực này có tăng nhưng chưa nóng

Theo số liệu của NH Nhà nước (NHNN) chi nhánh TP. HCM (HM:HCM), tính hết quý I, các NH trên địa bàn TP HCM đã cho vay khoảng 2,6 triệu tỷ đồng, trong đó tỷ trọng cho vay BĐS khoảng 13,5%, xấp xỉ 350.000 tỷ đồng. Dư nợ tăng khoảng 2% từ đầu năm đến nay. So với tỷ trọng tín dụng BĐS những năm trước chiếm đến 35 - 40% tổng dư nợ thì mức 13,5% hiện nay có thể nói là hợp lý và trong tầm kiểm soát. Đối với NHNN tính đến cuối tháng 2, tín dụng BĐS trên cả nước là hơn 1,835 triệu tỷ đồng, tăng 2,13% so với năm 2020 (trong đó kinh doanh BĐS tăng 2,82%); cho vay phục vụ đời sống 1,848 triệu tỷ đồng, tăng 0,14%. Tốc độ tăng trưởng tín dụng những năm qua có xu hướng giảm. Cụ thể, năm 2018 là 26,76%; năm 2019 là 21,53% và giảm mạnh trong năm 2020 khi tăng trưởng chỉ còn 9,97%. Tăng trưởng dư nợ tín dụng năm 2020 đối với lĩnh vực BĐS thấp hơn tỷ lệ tăng trưởng dư nợ tín dụng chung khoảng 12,13%.

Trước lo ngại tín dụng NH sẽ đổ vào BĐS trong bối cảnh cơn sốt vẫn đang âm ỉ lan rộng, NHNN cho biết sẽ không “siết” cho vay BĐS mà chỉ tăng cường kiểm tra các lĩnh vực tiềm ẩn nói chung, trong đó BĐS cũng như chứng khoán, BOT... để ổn định thị trường tăng trưởng lành mạnh.

Ngoài ra, để hạn chế cho vay lĩnh vực BĐS nên hệ số rủi ro của lĩnh vực này ở mức cao nhất lên 200%. Các khoản phải đòi đối với cá nhân phục vụ nhu cầu đời sống mà tổng số tiền thỏa thuận cho vay từ 4 tỷ đồng trở lên tăng lên 150% kể từ ngày 1/1/2021 thay vì mức 120% trước đó. Các khoản cho vay cá nhân để khách hàng mua nhà ở mà số tiền thỏa thuận cho vay, mức cho vay tại hợp đồng tín dụng dưới 1,5 tỷ đồng sẽ có hệ số rủi ro 50%. Các khoản phải đòi để kinh doanh BĐS, khoản phải đòi mà khách hàng cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng nguồn vốn để kinh doanh BĐS có hệ số rủi ro lên đến 200%. Hệ số rủi ro này được áp dụng để tính (mẫu số) trong việc xác định hệ số an toàn vốn (CAR) của NH. Hệ số rủi ro càng cao thì CAR càng giảm. Đồng thời, Thông tư 08/2020 sửa đổi Thông tư 22/2019 quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của NH, chi nhánh NH nước ngoài – cũng quy định tỷ lệ tối đa dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi là 85% đối với NH, chi nhánh NH nước ngoài. Theo đó, tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn từ ngày 1/1/2020 đến hết ngày 30/9/2021 là 40%; từ ngày 1/10/2021 đến hết ngày 30/9/2022 là 37%; từ ngày 1/10/2022 đến hết ngày 30/9;2023 là 34%; từ 1/10/2023 là 30%.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả