Động thái bán ra HPG của khối ngoại do đâu?
1. Giá cổ phiếu Đầu tiên là do động lực tăng trưởng của cổ phiếu này 6 tháng năm 2024 đã giảm đáng kể. Theo em Lâm thấy yếu tố về giá không còn là động lực cho tăng trưởng cho HPG nữa rồi. Tỷ lệ tồn kho cao tại các đại lý, nhu cầu yếu trong mùa mưa, và sự gia tăng cạnh tranh từ xuất khẩu tiếp tục gây áp lực lên giá bán.
2. Chính sách giá thép
Trong ngắn hạn, các yếu tố này khó có khả năng cải thiện, khiến các doanh nghiệp thép nội địa gặp khó khăn trong việc duy trì chính sách giá. Mặc dù giai đoạn qua nhiều DN thép đã mua vào 1 lượng hàng tồn giá rẻ từ thép xuất khẩu Trung Quốc. Nước này đang hướng tới sản xuất thép chất lượng và đẩy mạnh các biện pháp bảo vệ môi trường. Do đó, nhu cầu thép phế liệu tăng lên.
Bên cạnh đó, ngành thép sẽ phải đối mặt với những thách thức trong việc chuyển đổi xanh, giảm phát thải, trong đó trước mắt là Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM)của EU. Cơ chế này sẽ đánh thuế carbon đối với tất cả hàng hóa nhập khẩu vào thị trường các nước thuộc EU dựa trên cường độ phát thải khí nhà kính trong quy trình sản xuất tại nước sở tại. Từ 1/10/2023 chính sách bắt đầu có hiệu lực. Cơ chế này ảnh hưởng nhiều đến mặt hàng thép HRC thép của Việt Nam và các nước ASEAN.
3. Giá quặng sắt
Giá quặng sắt đã giảm hơn 30% kể từ đầu năm tới nay do chịu áp lực nghiêm trọng khi mức tiêu thụ thép giảm sút gây tổn hại cho các nhà máy sản xuất thép của Trung Quốc.
Còn anh chị nghĩ sao, hãy để lại 1 bình luận bên dưới nhé ạ
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận