menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Quang Long

Doanh nghiệp nhỏ Trung Quốc lao đao vì Omicron

Các doanh nghiệp nhỏ Trung Quốc, đối tượng dễ bị tổn thương nhất trong đại dịch, đang kêu gọi sự hỗ trợ nhiều hơn từ phía chính quyền.

Trong bối cảnh các ca nhiễm biến chủng Omicron đang lan rộng khắp Trung Quốc, cô Tang Lin, chủ một cửa hàng mì tại thành phố Nam Ninh cảm thấy đau lòng khi công việc kinh doanh ngày càng lao dốc.

Mặc dù Nam Ninh mới chỉ ghi nhận rất ít trường hợp nhiễm Omicron nhưng với việc Trung Quốc tiếp tục duy trì chính sách Zero Covid nghiêm ngặt để kiểm soát đại dịch đã đẩy không ít doanh nghiệp vừa và nhỏ rơi vào tình trạng “sống dở chết dở”.

Khi Omicron "phủ bóng" nền kinh tế

Cô Tang cho biết, rất nhiều quán cà phê internet, quán karaoke và quán bar đã phải tạm ngừng hoạt động, nhiều quán ăn khu vực xung quanh cô sinh sống chỉ đạt mức doanh thu dưới 1.000 NDT (khoảng 157 USD) mỗi ngày và bắt đầu lên kế hoạch sa thải nhân viên.

“Ngày càng có nhiều chủ doanh nghiệp nhỏ và vừa buộc phải bán tài sản để trả nợ tiền thuê nhà và nhân công, nhưng cũng rất khó tìm được người mua vì thị trường bất động sản cũng đang rơi vào cảnh ế ẩm”, cô Tang than phiền.

Các doanh nghiệp nhỏ, đối tượng dễ bị tổn thương nhất trong đại dịch đang kêu gọi sự hỗ trợ nhiều hơn từ phía chính quyền khi làn sóng Omicron mới nhất “phủ bóng” lên nền kinh tế.

Để hỗ trợ bộ phận doanh nghiệp này, Trung Quốc đã công bố khoản giảm thuế trị giá 2,5 nghìn tỷ NDT cho năm 2022. Theo đó, các doanh nghiệp sẽ được miễn 3% thuế giá trị gia tăng và một số doanh nghiệp nhỏ sẽ được giảm thuế thu nhập từ 25% xuống 20%.

Tuy nhiên, nhiều chủ doanh nghiệp vẫn cho rằng, những hỗ trợ này chưa thực sự đủ tác dụng do chính sách Zero Covid của Trung Quốc đã gây gián đoạn hoạt động sản xuất.

“Chúng tôi hầu như không có thu nhập, vậy cắt giảm thuế có ích gì?”, cô Tang cho hay.

Tỉnh Quảng Đông, nơi bị ảnh hưởng bởi đợt bùng phát biến thể Omicron vào đầu tháng 3 đã cam kết hỗ trợ tài chính, miễn thuế và cấp vốn tín dụng để giúp ngành dịch vụ.

Chính sách miễn thuế 50% dành cho các doanh nghiệp siêu nhỏ và nhỏ, cũng như các doanh nghiệp có doanh thu hàng tháng từ 150.000 NDT trở xuống hoặc doanh thu hàng quý dưới 450.000 NDT.

Phiếu tiêu dùng và dịch vụ sẽ được hỗ trợ cho các doanh nghiệp bị dịch trong ngành ăn uống và bán lẻ để thúc đẩy nhu cầu người tiêu dùng thông qua giảm giá. Nhân viên sẽ nhận được trợ cấp hơn 50% cho các xét nghiệm axit nucleic thường xuyên.

Dù vậy, nhiều doanh nghiệp nhỏ cho biết, các biện pháp cứu trợ gần như khó bù đắp được khoản kinh doanh thua lỗ do lệnh phong tỏa và các chính sách hạn chế của chính quyền.

Trên thực tế, theo anh Lao Momin, người đang điều hành một công ty tư vấn văn hóa và quảng cáo nhỏ, các công ty thậm chí đang phải đối mặt với tình hình khó khăn hơn cả lần dịch đầu.

“Việc kiểm soát đại dịch quá nghiêm ngặt, khiến các công ty không thể kinh doanh bình thường. Đây là điều kinh khủng nhất đối với các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ”, anh nói.

Sau khi đánh giá các biện pháp hỗ trợ do chính quyền tỉnh Quảng Đông đưa ra vào tuần trước, kế toán của công ty, anh Lao Momin, cho rằng các biện pháp này không thể áp dụng cho doanh nghiệp của mình.

“Một khoản mà tôi có thể được hưởng là khoản hoàn trả 50% cho bảo hiểm thất nghiệp, khoảng vài trăm NDT một năm”, anh Lao Momin than phiền.

Tại một cuộc họp của Bộ Chính trị vào giữa tháng Ba, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho biết, việc kiểm soát virus SARS-CoV-2 sẽ là ưu tiên hàng đầu nếu dịch bệnh diễn biến tồi tệ hơn, mặc dù ông thừa nhận vẫn cần tính đến sự cân bằng khi tác động lên nền kinh tế.

Các nhà chức trách Trung Quốc vẫn đang tuân thủ nghiêm ngặt chính sách Zero Covid, trong khi đa phần các quốc gia trên thế giới đều đã chuyển sang sống chung với virus.

Nỗ lực của chính quyền

Thượng Hải và trung tâm công nghệ Thâm Quyến, hai động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc gần đây đều đã phải phong tỏa để ngăn chặn các đợt bùng phát lan rộng.

Theo ông Cui Ernan, một nhà phân tích của Gavekal Dragnomics, kể từ giữa tháng Ba, ít nhất 18 thành phố, chiếm khoảng 8,5% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Trung Quốc, đã phải áp đặt các đợt phong tỏa quy mô lớn. Trong khi đó, khoảng 20 thành phố khác, chiếm 13% GDP cũng buộc phải thực hiện các biện pháp hạn chế.

“Nhiều thành phố và các khu vực xung quanh có khả năng sẽ gặp phải nguy cơ gián đoạn kinh tế lan rộng, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến chuỗi cung ứng”, ông Cui Ernan nhận định.

Ông Cui Ernan cho rằng, việc Bắc Kinh sẽ phải chấp nhận rằng việc giảm mục tiêu tăng trưởng GDP xuống 5,5% trong năm 2022 là điều không thể tránh khỏi trước những “cú sốc kinh tế” như vậy.

Doanh nghiệp nhỏ Trung Quốc lao đao vì Omicron
Một loạt thành phố của Trung Quốc đã phải áp đặt lệnh phong tỏa. (Nguồn: EPA)

Ủy ban Giám sát và Quản lý Tài sản Nhà nước Trung Quốc cho biết, các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ trong lĩnh vực dịch vụ sẽ được giảm giá thuê từ 3 đến 6 tháng trong năm nay nếu hợp đồng của họ với các công ty thuộc sở hữu của chính phủ trung ương.

Liu Yuanchun, một nhà kinh tế học và là Phó hiệu trưởng của Đại học Renmin ở Bắc Kinh cho biết, việc cắt giảm thuế và cắt giảm chi phí khác là quan trọng đối với các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, “nhưng điều quan trọng nhất là đơn đặt hàng để họ có thể tiếp tục sản xuất”.

Ông Liu gợi ý, chính phủ nên đưa ra những hỗ trợ tinh tế hơn cho các doanh nghiệp nhỏ, chẳng hạn như cung cấp các khoản trợ cấp tài chính trong khi khuyến khích các doanh nghiệp lớn, các dự án lớn đặt hàng với các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ.

Huang Yiping, nhà kinh tế của Đại học Bắc Kinh và là cựu cố vấn ngân hàng trung ương cảnh báo, các nhà chức trách nên cảnh giác với nguy cơ phá vỡ dòng tiền.

“Ngoài việc ban hành các khoản trợ cấp cho các doanh nghiệp nhỏ, chính phủ cũng nên thực hiện các biện pháp để giảm các khoản thanh toán quá hạn mà các công ty lớn nợ các công ty nhỏ. Nếu các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể vượt qua trong năm nay, tình hình sẽ không khó khăn trong năm tới”, Huang nói tại một diễn đàn kinh tế vào tháng 3.

(theo SCMP)

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
2 Yêu thích
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại