Doanh nghiệp ngành sữa báo lãi lớn
Nhu cầu các sản phẩm sữa trong nước ít chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Thậm chí, sữa là một trong top sản phẩm có lượng mua qua các nền tảng thương mại điện tử tăng trong thời kì đại dịch.
Lũy kế 9 tháng, công ty ước doanh thu và lợi nhuận đều tăng hơn 7% so với cùng kỳ năm trước, lần lượt đạt 45.277 tỷ và 8.967 tỷ đồng. So với kế hoạch lãi 10.690 tỷ đồng năm 2020, doanh nghiệp đã đạt tiến độ gần 84%.
Lợi nhuận sau thuế doanh nghiệp quý 3 tăng hơn gấp đôi so với cùng kỳ năm trước, đạt hơn 102 tỷ đồng. Doanh nghiệp lý giải kết quả này đến từ công tác quản trị chi phí hiệu quả, các chính sách hỗ trợ nhà phân phối, hỗ trợ khách hàng với giá bán hợp lý khiến người tiêu dùng sử dụng các sản phẩm Mộc Châu Milk tăng.
Lũy kế 9 tháng, doanh thu công ty tăng gần 10% lên 2.142 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế tăng 69% đạt gần 209 tỷ đồng và vượt 33% kế hoạch năm. Mộc Châu Milk đã mạnh tay chi cho các chương trình hỗ trợ và quảng cáo với gần 370 tỷ đồng, gấp đôi so với 9 tháng năm 2019.
Từng thua lỗ rất lớn trong giai đoạn 2016-2018, Công ty Sữa Quốc tế (IDP) bất ngờ lột xác khi liên tiếp có lãi từ 2019 đến nay. Báo cáo quý 3 cho thấy biên lợi nhuận gộp lên đến 41,7%, xấp xỉ với Vinamilk dù không có lợi thế về quy mô như doanh nghiệp đầu ngành sữa.
Lợi nhuận sau thuế quý 3 gấp 4,2 lần cùng kỳ đạt gần 159 tỷ đồng. Lũy kế 9 tháng, IDP ghi nhận doanh thu 2.828 tỷ đồng, lợi nhuận tăng gấp 3,3 lần cùng kỳ đạt hơn 309 tỷ đồng. Mặc dù vậy, lỗ lũy kế của Sữa Quốc tế vẫn còn ghi nhận gần 270 tỷ đồng.
Kết quả kinh doanh của IDP tăng mạnh sau khi đổi chủ. Năm 2014, IDP từng được đầu tư bởi VinaCapital và Tập đoàn Daiwa. Sang năm 2019, nhóm nhà đầu tư cũ đã nhường lại "cuộc chơi" cho các chủ mới khi Công ty Blue Point tăng tỷ lệ sở hữu lên 80% vốn và Công ty Chứng khoán Bản Việt mua vào 15% cổ phần. Doanh nghiệp có 2 thành viên HĐQT mới là ông Tô Hải (Tổng giám đốc VCSC) và ông Hồ Sĩ Tuấn Phát (Tổng giám đốc Lothamilk).
Không phải tất cả các doanh nghiệp trong ngành sữa đều công bố kết quả khả quan. Công ty Đường Quảng Ngãi vừa công bố kết quả kinh doanh quý 3 thấp hơn mong đợi khi doanh thu và lợi nhuận đều giảm. Riêng doanh thu sữa đậu nành giảm 10,7% so với cùng kỳ. Cả sản lượng tiêu thụ lẫn giá bán trung bình các sản phẩm sữa Fami, Vinasoy của Đường Quảng Ngãi đều giảm.
Lũy kế 9 tháng 2020, Đường Quảng Ngãi đạt 5.116 tỷ đồng doanh thu thuần, giảm 15,4% so với cùng kỳ và 676 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, giảm 16,2%.
Theo báo cáo ngành sữa của SSI Research, nhu cầu các sản phẩm sữa trong nước ít chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Thậm chí, sữa là một trong top sản phẩm có lượng mua qua các nền tảng thương mại điện tử tăng trong thời kì đại dịch.
Mặc dù các thương hiệu trong nước thống lĩnh thị trường, cạnh tranh từ các thương hiệu nước ngoài vẫn hiện hữu. Hiệp định thương mại tự do EVFTA cũng sẽ loại bỏ các mức thuế 5 - 20% đối với các sản phẩm sữa châu Âu trong vòng 3 - 5 năm tới.
Xuất khẩu sẽ trở thành quan trọng hơn để thúc đẩy tăng trưởng, đặc biệt là sang thị trường Trung Quốc. Tất cả các nhà sản xuất sữa trong nước đã chính thức được xuất khẩu sang Trung Quốc, điều này có lợi cho các doanh nghiệp hàng đầu như Vinamilk, TH True Milk, Vinasoy, Mộc Châu Milk.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận