menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Nguyễn Hà Ngọc Linh

Diễn biến cổ phiếu cần quan tâm tuần qua

(ĐTCK) Hầu hết các cổ phiếu được đưa ra khuyến nghị đều không tránh khỏi xu hướng giảm chung của thị trường. Cùng Đầu tư Chứng khoán nhìn lại nhận định của các công ty chứng khoán về cổ phiếu cần quan tâm trong tuần qua.

* Theo BVSC, lợi nhuận năm 2023 của MWG sẽ phục hồi đáng kể

Ở mức giá hiện tại, MWG đang giao dịch tại mức P/E 12,8x (cuối 2023), so với mức trung bình 5 năm là 15,5x.

Chúng tôi hiện dự báo lợi nhuận ròng 2023 sẽ phục hồi đáng kể 31,7% so với năm trước lên 5.402 tỷ nhờ các yếu tố phi cốt lõi như giảm chi phí tài chính và thiếu vắng chi phí một lần cho việc đóng cửa các cửa hàng. Hoạt động kinh doanh cốt lõi hiện có vẻ gặp nhiều khó khăn hơn so với dự đoán của chúng tôi, trong khi đó giá cổ phiếu gần đây đã phục hồi.

Cổ phiếu MWG đã có chuỗi tăng khá ấn tượng với 8 phiên khởi sắc liên tiếp, thậm chí trong những phiên thị trường đảo chiều và lao dốc trong phiên 30/1 và 1/2, mã này vẫn ngược dòng thành công. Tuy nhiên, trong phiên cuối tuần ngày 3/2, cổ phiếu MWG đã đảo chiều giảm do áp lực bán chốt lời gia tăng và trở thành mã giảm sâu nhất trong rổ VN30. Thống kê với việc đón nhận 1 phiên giảm và 4 phiên tăng, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu MWG tăng 1.900 đồng (+4,14%) từ mức giá 45.900 đồng/CP lên 47.800 đồng/CP.

* BVSC khuyến nghị trung lập cổ phiếu DGW, giá mục tiêu 45.948 đồng/CP

BVSC duy trì khuyến nghị Neutral đối với cổ phiếu DGW cùng mức giá mục tiêu không đổi là 45.948 đồng/CP (Upside: 11,3%).

Bên cạnh kết quả kinh doanh không mấy khả quan với lợi nhuận sau thuế trong quý IV/2022 đạt 156 tỷ đồng, giảm 52% so với cùng kỳ năm trước và lũy kế cả năm đạt 684 tỷ đồng, hoàn thành 86% mục tiêu đề ra, cổ phiếu DGW đã có tuần giao dịch khá tiêu cực sau những phiên tăng mạnh mẽ trước kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Quý Mão. Thống kê với việc đón nhận 3 phiên giảm và 2 phiên tăng, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu DGW giảm 2.300 đồng (-5,31%) từ mức giá 43.600 đồng/CP xuống 41.300 đồng/CP.

* VCSC khả năng điều chỉnh tăng đối với FRT

CTCP Bán lẻ Kỹ thuật số FPT (FRT) công bố kết quả kinh doanh năm 2022 với doanh thu đạt 30,2 nghìn tỷ đồng (tăng 34% so với năm trước) và lợi nhuận sau thuế sau lợi ích cổ đông thiểu số đạt 390 tỷ đồng (giảm 12%), lần lượt hoàn thành 110% và 107% dự báo cả năm của chúng tôi. Do đó, chúng tôi nhận thấy khả năng điều chỉnh tăng đối với dự phóng của chúng tôi cho FRT, dù cần thêm đánh giá chi tiết.

Tương tự DGW, cổ phiếu khác trong nhóm bán lẻ là FRT cũng có tuần giao dịch kém tích cực trước thông tin không mấy khả quan về kết quả kinh doanh quý IV/2022. Cụ thể, FRT đã ghi nhận lợi nhuận sau thuế chỉ đạt 97 tỷ đồng, giảm 71% so với cùng kỳ do Công ty đối mặt với nhiều bất lợi đến từ tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng trong đợt mở bán sản phẩm mới của Apple, sức mua mặt hàng ICT giảm mạnh… Thống kê với việc đón nhận 2 phiên giảm và 3 phiên tăng, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu FRT giảm 1.600 đồng (-2,19%) từ mức giá 73.000 đồng/CP xuống 71.400 đồng/CP.

* Theo TPS, cổ phiếu FPT đang giao dịch ở vùng giá hấp dẫn đầu tư dài hạn

Cổ phiếu FPT đang giao dịch ở mức P/E khoảng 16.8x và P/E forward khoảng 14.9x, thấp hơn bình quân lịch sử 19.5x, đây là vùng giá hấp dẫn đầu tư dài hạn.

Trái với tuần giao dịch khởi sắc trước kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, cổ phiếu FPT có tuần chào Xuân mới không mấy tích cực khi trả lại toàn bộ thành quả có được ở tuần trước. Thống kê với việc đón nhận 5 phiên giảm liên tiếp, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu FPT giảm 3.900 đồng (-4,64%) từ mức giá 84.000 đồng/CP xuống 80.100 đồng/CP.

* BVSC khuyến nghị trung lập dành cho cổ phiếu BMP

Do triển vọng ngắn hạn sẽ khó khăn hơn từ cả hai phía đầu vào và đầu ra, chúng tôi duy trì khuyến nghị Neutral. Ở mức giá hiện tại, BMP đang giao dịch ở mức P/E 2023 là 10,9x, và suất cổ tức ở mức 10,4%.

Mặc dù kết quả kinh doanh ấn tượng với lợi nhuận quý IV/2022 cao kỷ lục trong lịch sử cùng khoản tiền gửi ngân hàng lên tới gần 1.000 tỷ đồng, nhưng với nhận định sẽ khó khăn trong ngắn hạn phần nào ảnh hưởng tới diễn biến cổ phiếu BMP trong tuần chào xuân mới. Thống kê với việc đón nhận 4 phiên giảm và 1 phiên tăng duy nhất ngày đầu tuần 30/1, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu BMP giảm 4.300 đồng (-6,73%) từ mức giá 63.900 đồng/CP xuống 59.600 đồng/CP.

* VCSC khuyến nghị phù hợp thị trường dành cho cổ phiếu PLX

Chúng tôi nâng giá mục tiêu thêm 35% lên 38.400 đồng/CP nhưng điều chỉnh hạ khuyến nghị từ khả quan xuống phù hợp thị trường cho Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (PLX) do giá cổ phiếu của công ty đã tăng 40% trong 2 tháng qua.

Cổ phiếu PLX đã ngược dòng thị trường thành công với pha tăng mạnh mẽ phiên cuối tuần 3/2 lên mức giá cao nhất trong ngày nhờ thông tin kết quả kinh doanh quý IV/2022 tăng trưởng tốt, nhưng không đủ sức để giúp mã này thoát khỏi tuần điều chỉnh trước những phiên giảm điểm trước đó. Cụ thể, với việc đón nhận 4 phiên giảm và 1 phiên tăng, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu PLX giảm 800 đồng (-2,1%) từ mức giá 38.100 đồng/CP xuống 37.300 đồng/CP.

* VCSC khuyến nghị khả năng điều chỉnh tăng đối với dự báo hiện tại của PVS

Doanh thu và lợi nhuận sau thuế sau lợi ích cổ đông thiểu số cốt lõi năm 2022 lần lượt hoàn thành 112,2% và 126,3% dự báo cả năm và vượt kỳ vọng của chúng tôi. Do đó, chúng tôi nhận thấy khả năng điều chỉnh tăng đối với dự báo hiện tại của chúng tôi, dù cần thêm đánh giá chi tiết.

Cũng trong nhóm cổ phiếu dầu khí, PVS đã có tuần mất điểm dù kết quả kinh doanh quý IV/2022 tích cực với lợi nhuận trước thuế gấp 3,5 lần cùng kỳ và ghi nhận mức cao nhất trong vòng 15 quý. Thống kê với việc đón nhận 4 phiên giảm và 1 phiên tăng duy nhất ngày 31/1, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu PVS giảm 1.600 đồng (-6,35%) từ mức giá 25.200 đồng/CP xuống 23.600 đồng/CP.

* Theo AGR, giá mục tiêu của cổ phiếu PHR là 55.000 đồng/CP

Về dài hạn, PHR hưởng lợi nhiều từ mảng bất động sản khu công nghiệp khi các dự án Khu công nghiệp Tân Lập 1, Khu công nghiệp Tân Bình mở rộng kỳ vọng được phê duyệt và triển khai trong năm 2024 - 2025. Bên cạnh đó, lợi nhuận cũng sẽ tăng trưởng nhờ các khoản đầu tư vào công ty liên kết như NTC, VSIP 3 khi các dự án Nam Tân Uyên 3 và VSIP 3 đi vào hoạt động. Do đó, chúng tôi đánh giá PHR là cổ phiếu tiềm năng với giá mục tiêu 55.000 đồng/CP.

Cổ phiếu PHR đã có nhịp nghỉ và quay đầu giảm sau tuần tăng mạnh mẽ trước Tết Nguyên đán. Thống kê với việc đón nhận 3 phiên giảm, 1 phiên đứng giá và 1 phiên tăng, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu PHR giảm 2.300 đồng (-5,03%) từ mức giá 45.750 đồng/CP xuống 43.450 đồng/CP.

* Theo AGR, giá mục tiêu của cổ phiếu PAN là 20.000 đồng/CP

Mảng thuốc khử trùng và thuốc bảo vệ thực vật (VFG) ghi nhận tăng trưởng mạnh trong năm 2022 nhờ ký được hợp đồng phân phối chiến lược cho Syngenta. Mảng bánh kẹo (BBC) phục hồi mạnh trong năm 2022 khi dịch bệnh Covid 19 được kiểm soát. Hai mảng này tiếp tục được kỳ vọng mang lại doanh thu và lợi nhuận ổn định cho PAN trong năm 2023. Do đó, chúng tôi đánh giá PAN là cổ phiếu tiềm năng với giá mục tiêu 20.000 đồng/CP.

Không nằm ngoài xu hướng chung của thị trường, cổ phiếu PAN đã có tuần mất điểm, đặc biệt là phiên giảm sâu ngày 1/2. Thống kê với việc đón nhận 2 phiên giảm, 1 phiên đứng giá và 2 phiên tăng nhẹ, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu PAN giảm 1.050 đồng (-6,12%) từ mức giá 17.150 đồng/CP xuống 16.100 đồng/CP.

* Theo AGR, giá mục tiêu của cổ phiếu GMD là 60.000 đồng/CP

Cảng Nam Đình Vũ giai đoạn 2 kỳ vọng đạt hiệu suất cao sau khi vận hành: Hiện nay cảng Nam Đình Vũ giai đoạn 2 đang trong quá trình xây dựng và có thể vận hành từ Q1/2023 với công suất khoảng 500.000 TEUs/năm. Việc GMD thoái vốn tại cảng Nam Hải Đình Vũ có thể giúp cảng Nam Đình Vũ giai đoạn 2 nhanh chóng đạt hiệu suất cao hơn khi được nhận một phần khối lượng hàng hóa điều chuyển từ cảng Nam Hải Đình Vũ sang. Do đó, chúng tôi đánh giá GMD là cổ phiếu tiềm năng với giá mục tiêu 60.000 đồng/CP.

Dù không tăng tốc nhưng nhóm cổ phiếu vận tải biển đã ngược dòng thị trường chung thành công, trong đó GMD là điển hình. Thống kê với việc đón nhận 2 phiên giảm và 3 phiên tăng, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu GMD tăng 2.700 đồng (+5,2%) từ mức giá 51.900 đồng/CP lên 54.600 đồng/CP.

* Theo TPS, cổ phiếu PVT chưa hấp dẫn cho đầu tư trung dài hạn

Giá cổ phiếu PVT đang giao dịch ở mức P/E khoảng 8.0 lần tiệm cận mức trung bình 5 năm 8.5 lần, vùng giá hiện tại của PVT chưa hấp dẫn cho đầu tư trung dài hạn.

Diễn biến cổ phiếu PVT tuần qua không mấy khả quan khi đón nhận 3 phiên giảm, trong đó phiên 1/2 giảm sàn và 2 phiên tăng, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu PVT giảm 1.700 đồng (-8,1%) từ mức giá 21.000 đồng/CP xuống 19.3 đồng/CP.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Mã liên quan
Giá
Biểu đồ

18.30

-1.35 (-6.87%)

Biểu đồ mã AGR

50.10

(0.00%)

Biểu đồ mã BBC
Xem thêm Xem thêm
5 Yêu thích
4 Chia sẻ
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại