menu
Đề xuất Bộ Tài chính, Công an, Ngân hàng Nhà nước cùng quản lý sàn tiền số
copy link
Hà Văn Toán
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

Đề xuất Bộ Tài chính, Công an, Ngân hàng Nhà nước cùng quản lý sàn tiền số

Bộ Tài chính đề xuất cơ chế phối hợp với Bộ Công an, Ngân hàng Nhà nước trong quản lý với sàn giao dịch tiền số, tài sản số thí điểm.

Thông tin này được ông Bùi Hoàng Hải, Phó chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (Bộ Tài chính) cho biết ngày 20/3. Theo ông Hải, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ dự thảo Nghị quyết về thí điểm phát hành, giao dịch tiền số, tài sản số.

Trong đó, Bộ này đề xuất cơ chế phối hợp quản lý giữa ba cơ quan, gồm Bộ Tài chính, Công an và Ngân hàng Nhà nước với sàn giao dịch tiền số, tài sản số. Việc này nhằm hạn chế tối đa rủi ro về an ninh tài chính.

Theo đại diện Bộ Tài chính, loại tài sản này phát triển không ngừng, phức tạp, tiềm ẩn rủi ro với nhà đầu tư và thị trường tài chính. Do đó, trong giai đoạn đầu thí điểm với quy mô hạn chế và được kiểm soát, việc cơ quan quản lý tham gia giám sát sẽ đáp ứng nhu cầu của thị trường. Đồng thời, việc này cũng giúp họ có thời gian đưa ra chính sách phù hợp quản lý tiền số, tài sản số.

"Đây cũng là cách tiếp cận chung của nhiều quốc gia", ông Hải nói, thêm rằng việc thí điểm cũng giúp giảm tối đa hành vi bất hợp pháp như rửa tiền, tài trợ khủng bố.

Đề xuất Bộ Tài chính, Công an, Ngân hàng Nhà nước cùng quản lý sàn tiền số
Ông Bùi Hoàng Hải, Phó chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (Bộ Tài chính). Ảnh: MOF

Các loại tiền số như Bitcoin, Ethereum... được coi là tài sản số phổ biến. Tuy nhiên, Việt Nam chưa có định nghĩa cụ thể về tiền số, tài sản số. Các quy định hiện chỉ đề cập khái niệm tiền điện tử neo theo tiền pháp định, tồn tại dưới dạng thẻ trả trước ngân hàng, ví điện tử.

Do thiếu khung pháp lý về xác định, phân loại tiền số và kinh doanh, mua bán tài sản này, nên cơ quan thuế chưa có cơ sở áp dụng chính sách thuế tương ứng. Tuy nhiên, theo đại diện Cục Quản lý, giám sát chính sách thuế, phí và lệ phí (Bộ Tài chính), trường hợp pháp luật xác định rõ bản chất, cho phép tiền số được kinh doanh, mua bán như một loại tài sản thì nhà chức trách sẽ thu thuế theo quy định. Các loại thuế có thể được tính toán thu gồm giá trị gia tăng (VAT), thu nhập doanh nghiệp, thu nhập cá nhân...

Đề xuất Bộ Tài chính, Công an, Ngân hàng Nhà nước cùng quản lý sàn tiền số
Đồng xu biểu tượng Bitcoin. Ảnh: Bảo Lâm

Hiện chưa có khung pháp lý về tiền số, tài sản số nên nhiều doanh nghiệp chọn Singapore, Mỹ đăng ký rồi về hoạt động ở Việt Nam, gây mất lợi thế cạnh tranh và thất thu thuế. Còn ở góc độ người dùng, việc thiếu minh bạch dẫn tới rủi ro trong giao dịch. Do đó, việc sớm có khung pháp lý để định danh, định giá tài sản số sẽ giúp doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn từ ngân hàng, từ đó có tiền đầu tư.

Theo Hiệp hội Blockchain Việt Nam (VBA), Việt Nam có đến 17 triệu người sở hữu tài sản mã hóa trong năm 2024, đứng hạng 7 toàn cầu. Năm ngoái, Việt Nam nhận về hơn 105 tỷ USD tiền mã hóa, giảm so với mức 120 tỷ USD của năm 2023.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Mã chứng khoán liên quan bài viết
83,144.60 +990.50 (+1.21%)
1,843.78 +34.74 (+2.05%)
prev
next

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
11 Yêu thích
3 Bình luận 14 Chia sẻ
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Ảnh đại diện


Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả
11
Chia sẻ 14