24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
Nguyễn Hoàng Tuấn
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

'Cửa' nào tăng vốn cho VietinBank?

Việc Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) dự kiến đầu tư mua cổ phần của VietinBank (HoSE: CTG) có thể sẽ giúp ngân hàng này thoát khỏi khó khăn tăng vốn đáp ứng chuẩn Basel II.

Lãnh đạo SCIC vừa cho biết đã nghiên cứu một số cơ hội đầu tư, dự án bao gồm nghiên cứu dự án đầu tư mua cổ phần tăng vốn VietinBank. Đây là thông tin được thị trường nhìn nhận sẽ là tích cực cho VietinBank trong bối cảnh hoạt động tăng vốn của ngân hàng này có sự giới hạn nhất định, mặc dù đầu năm nay, Vietinbank có vốn điều lệ cao thứ 2 trong hệ thống (48.000 tỷ đồng).

'Cửa' nào tăng vốn cho VietinBank?
Cơ cấu sở hữu của VietinBank.

Trong kế hoạch của VietinBank năm nay, ngân hàng đã được cổ đông thông qua phương án tăng vốn thêm gần 5.700 tỷ đồng từ chia cổ tức bằng cổ phiếu. Cụ thể, VietinBank sẽ phát hành hơn 569 triệu cổ phiếu để chia cổ tức, tương đương tỷ lệ 11,85%. Số vốn tăng thêm dự kiến được dùng để phục vụ kinh doanh, được phân bổ vào các lĩnh vực hoạt động của ngân hàng.

VietinBank chưa có kế hoạch chào bán cổ phiếu tăng vốn nhưng từ cuối năm ngoái, thị trường đã nhiều đồn đoán xung quanh thông tin này. Bởi nếu chỉ dựa vào chia cổ tức để tăng vốn, thì VietinBank sẽ khó bắt kịp với các ngân hàng khác đang trong cuộc đua tăng vốn hiện nay.

Phương án có khả thi?

Tuy nhiên, VietinBank cũng không dễ dàng phát hành cổ phiếu tăng vốn “tự do” bởi ngân hàng thuộc nhóm Nhà nước nắm giữ cổ phần không thoái vốn từ 65%, tức nếu tăng vốn bằng phát hành thêm, có thể làm giảm tỷ lệ nắm giữ của Nhà nước dưới quy định. Bởi vậy, phương án để các NHTM có vốn Nhà nước tăng vốn cũng đã được Ngân hàng Nhà nước cân nhắc kỹ.

5.700 tỷ đồng là khoản tăng vốn thêm mà ĐHCĐ VietinBank đã thông qua từ chia cổ tức bằng cổ phiếu.

Theo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, trong 4 NHTM Nhà nước, ngân hàng có vốn chủ sở hữu lớn nhất khoảng 3,8 tỷ USD, vẫn thấp hơn rất nhiều so với một số ngân hàng của các nước trong khu vực, như Malaysia, Singapore (14- 19 tỷ USD).

Kế hoạch nghiên cứu mua cổ phần tăng vốn VietinBank của SCIC nay mới được công bố, đã mở ra hướng đi mới cho Vietinbank. Giới chuyên đánh giá đây được xem là khả thi trong mục tiêu kép: Vừa giúp VietinBank tăng vốn, vừa đảm bảo tỷ lệ kiểm soát của Nhà nước.

Khó khăn của kế hoạch này, nếu có, theo TS. Nguyễn Hoàng Hiệp, Chuyên gia kinh tế, là vẫn cần thời gian khá lâu bởi không thể nói muốn tăng vốn là “tăng vốn được ngay”. Theo Quyết định 422 của Ngân hàng Nhà nước, cơ quan quản lý đã “dự trù” thời gian tăng vốn điều lệ cho các NHTMCP do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ và Agribank; bảo đảm an toàn hoạt động của hệ thống các TCTD và tiếp tục xử lý nợ xấu; trong đó việc xây dựng phương án tăng vốn đã được thực hiện trong quý I/2022, nhưng việc phối hợp với Bộ Tài chính trình Thủ tướng xem xét phê duyệt phương án, sẽ là từ 2022-2024.

Thời gian càng dài thì kỳ vọng từ tăng vốn đến nâng hệ số an toàn vốn (CAR) - qua đó triển khai thúc đẩy tín dụng cho vay của ngân hàng - sẽ càng ngắn. Trong quá khứ, VietinBank đã phải loay hoay và tạm dừng tăng trưởng tín dụng với mức rất thấp vì vấn đề này, chuyên gia đánh giá.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Mã chứng khoán liên quan bài viết
35.00 (0.00%)
prev
next

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả