24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
Nguyễn Chung Chính
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

Cổ phiếu phòng thủ và những kiến thức cần biết

Cổ phiếu phòng thủ là gì?

Cổ phiếu phòng thủ là loại cổ phiếu luôn mang lại cổ tức và thu nhập ổn định bất chấp tình hình biến động của thị trường chứng khoán. Điều này xuất phát từ nhu cầu liên tục đối với sản phẩm của công ty nên cổ phiếu phòng thủ luôn duy trì được sự ổn định trong những giai đoạn khác nhau của một chu kỳ kinh doanh.

Trên thế giới, cổ phiếu phòng thủ thường thuộc về những công ty lâu đời thuộc về nhóm hàng tiêu dùng nhanh như P&G (Procter & Gamble), Johnson & Johnson, Coca-Cola… nhờ dòng tiền mạnh, khả năng vượt qua thách thức thị trường cao. Nhà đầu tư ưa chuộng nhóm cổ phiếu này bởi lợi nhuận dài hạn song hành rủi ro thấp so với những loại khác. Tuy nhiên, cũng vì sự biến động thấp mà biên độ tăng sẽ không cao. Tại Việt Nam, nhóm cổ phiếu phòng thủ nổi bật có thể kể đến là REE, PLX, MIPEC, VMD, TRA

Cổ phiếu phòng thủ và những kiến thức cần biết
Được đánh giá là cổ phiếu phòng thủ, REE có sức mua mạnh

Đặc điểm của cổ phiếu phòng thủ

Cổ phiếu phòng thủ hoạt động dựa trên chỉ số sợ hãi và tham lam (Fear and Greed Index) vốn sẽ càng rõ nét trong thời gian khó khăn. Hiểu đơn giản, lòng tham và sự sợ hãi có thể thúc đẩy được thị trường. Giữa bối cảnh suy thoái, cổ phiếu phòng thủ có thể giải quyết lòng tham bằng việc mang đến lợi nhuận cao hơn mức có thể. Đồng thời, điều này sẽ giảm thiểu nỗi sự vì chúng không có tính rủi ro cao. Vì lẽ đó, nếu dấu hiệu suy thoái xuất hiện, nhà đầu tư nhanh chóng “bảo chứng” tài sản bằng cách dịch chuyển dòng tiền sang cổ phiếu phòng thủ.

Với ưu thế tăng trưởng mạnh hơn những loại cổ phiếu khác trong thời kỳ thị trường khó khăn, cổ phiếu phòng thủ luôn được chào đón. Ngược lại ở giai đoạn mở rộng trong chu kỳ kinh doanh, chúng lại có xu hướng hoạt động thấp hơn mặt bằng thị trường bởi hệ số beta (hệ số mức độ rủi ro) thấp, thường nhỏ hơn 1.

Cổ phiếu phòng thủ và những kiến thức cần biết

Ví dụ như mã TRA có hệ số Beta là -0,26 (< 0), có nghĩa là thường tăng khi thị trường có xu hướng giảm (biến động ngược với thị trường). Nếu thị trường tăng 2% thì mã này sẽ giảm -0,52%, tương tự nếu thị trường giảm 2% thì TRA sẽ tăng lên 0,52%.

Cổ phiếu phòng thủ thường thuộc những nhóm ngành nào?

Không ít nhà đầu tư đã “phất” lên nhanh chóng nhờ lựa chọn cổ phiếu phòng thủ, nổi bật mà Warren Buffett. Vậy đâu sẽ là những nhóm ngành thường sở hữu nhóm cổ phiếu này?

Ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt và nước

Với hàng hoá luôn được tiêu thụ trong mọi giai đoạn của chu kỳ kinh doanh, cổ phiếu thuộc nhóm ngành này được xếp vào dạng cổ phiếu phòng thủ. Đây cũng là “gương mặt” có thể hưởng lợi khi kinh tế tăng trưởng chậm, lãi suất vay thấp nên tiết kiệm được chi phí nên lãi vay. Một số cổ phiếu phòng thủ nổi bật là PPC, TDM, NT2, POW...

Ngành hàng tiêu dùng thiết yếu

Sở hữu dòng tiền ổn định trong cả các nền kinh tế mạnh và yếu, doanh nghiệp sản xuất, phân phối hàng tiêu dùng thiết yếu cũng được xem là sở hữu cổ phiếu phòng thủ, ví dụ như VNM, SAB, DHG...

Ngành dược phẩm y tế

Đóng vai trò thiết yếu tại mọi quốc gia và nền kinh tế, các công ty dược phẩm chắc chắn sẽ sở hữu cổ phiếu phòng thủ. Tuy nhiên dưới sự cạnh tranh gắt gao, nhà đầu tư nên cẩn thận trước khi ‘xuống tiền’. Đại diện cho cổ phiếu phòng thủ thuộc nhóm ngành này là TRA, IMP, PME...

Cổ phiếu phòng thủ và những kiến thức cần biết

Ví dụ về cổ phiếu phòng thủ tại thị trường Việt Nam

Minh chứng rõ nét nhất về sự tăng trưởng của cổ phiếu phòng thủ tại Việt Nam là nhóm cổ phiếu ngành dược. Giữa tình hình thị trường biến động, đây là nhóm cổ phiếu hiếm hoi đạt được lợi nhuận đáng kể. Điều này bắt nguồn vào đầu tháng 6/2021, Bộ Y tế công bố danh sách 36 đơn vị được nhập khẩu và kinh doanh dịch vụ bảo quản vắc xin, dẫn đến sự bứt phá của nhiều doanh nghiệp như Dược phẩm Bến Tre (mã DBT), Dược phẩm Trung ương CPC1 (mã DP1), Dược phẩm Vimedimex Bình Dương (mã VMD), Dược- Thiết bị Y tế Đà Nẵng (mã DDN), Dược phẩm Trung ương Codupha (mã CDP), các công ty thuộc Tổng công ty Dược Việt Nam (mã DVN),...

Thậm chí VMD còn liên tục phá đỉnh sau thông tin hợp tác nhập khẩu 10 triệu liều vắc xin COVID-19 Janssen (Johnson & Johnson's Janssen); 5 triệu liều vắc xin Pfizer và 10 triệu liều vắc xin COVID-19 Sputnik V. Cổ phiếu này hiện đã tăng đến 155% sau 14 phiên giao dịch gần nhất. Hoặc như mã TRA lại bất ngờ tăng kịch trần 2 phiên liên tục. Tổng hợp tình hình một số cổ phiếu dược từ đầu tháng 6 đến tháng 8/2021:

  • Dược Hậu Giang (DHG): Dẫn đầu ngành về lợi nhuận với 405 tỷ đồng sau 6 tháng đầu năm, tăng 12% so với cùng kỳ, doanh thu thuần 1.965 tỷ đồng, tăng 17% so với nửa đầu 2020.
  • Pymepharco: đạt 1.076 tỷ đồng doanh thu và 165 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, lần lượt tăng 29% và 19% so với nửa đầu 2020.
  • Traphaco (mã TRA): đạt 1.028 tỷ đồng doanh thu thuần và 124 tỷ đồng lãi ròng, tương ứng tăng 21% và 38% so với nửa đầu 2020.

Nguồn tham khảo: CafeF, Vietnambiz, Investopedia

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Mã chứng khoán liên quan bài viết
39.25 -0.15 (-0.38%)
11.20 (0.00%)
66.70 -0.20 (-0.30%)
49.30 +0.10 (+0.20%)
77.00 +1.00 (+1.32%)
prev
next

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả