Cổ phiếu cần theo dõi ngày 23/5
Khuyến nghị cổ phiếu ngày mai của các CTCK
CTCK FPTS
+ LUẬN ĐIỂM ĐẦU TƯ VÀO SJD
- Nhu cầu tiêu thụ điện trong nước được dự báo tiếp tục tăng: Theo Bộ Công thương dự báo, nhu cầu tiêu thụ điện trong nước sẽ tăng trung bình 10%/năm cho giai đoạn 2020 - 2030, trong khi nguồn cung không đủ đáp ứng, giúp sản lượng điện sản xuất của các nhà máy điện được đảm bảo tiêu thụ
- Chu kì ELNINO (hạn hán nặng) đạt đỉnh vào tháng 2/2024 sau đó chuyển dần sang LANILA (mưa nhiều), từ đó thúc đẩy mảng thủy điện
+ Hoạt động kinh doanh có nhiều thuận lợi nhờ vị trí địa lý :
- Nhà máy thủy điện (NMTĐ) Cần Đơn chỉ có hồ điều tiết tuần nhưng vẫn đảm bảo lượng nước ổn định để sản xuất vào mùa khô nhờ tận dụng nguồn nước được xả từ hồ chứa điều tiết năm của NMTĐ Thác Mơ trên thượng nguồn. Các nhà máy nằm tại Bình Phước, Gia Lai và Điện Biên - là những tỉnh có lượng mưa trung bình hàng năm lớn, giúp đảm bảo lượng nước về hồ ổn định nên số giờ chạy máy bình quân cao hơn một số NMTĐ tại các khu vực khác.
- Đối với các nhà máy thủy điện, nguyên liệu chính để sản xuất điện là nguồn nước thiên nhiên. Vì vậy lưu lượng, độ ổn định của nguồn nước cùng với điều kiện thời tiết là những yếu tố chính quyết định đến sản lượng, doanh thu và lợi nhuận của các doanh nghiệp thủy điện.
- Hoạt động sản xuất mang tính mùa vụ và phụ thuộc vào điều kiện thời tiết Đặc thù của ngành thủy điện là sản xuất điện từ nguồn nước thiên nhiên nên phụ thuộc rất nhiều vào lượng mưa tại khu vực, sản lượng điện sản xuất vào các tháng mùa mưa (tháng 5 - tháng 11) thường cao gấp đôi sản lượng vào mùa khô (tháng 12 - tháng 4). Do đó, sản lượng điện của SJD cũng thay đổi rõ rệt theo mùa, vào các tháng quý 1 (cao điểm mùa khô) sản lượng thường ở mức thấp nhất, vào các tháng trong quý 3 (cao điểm mùa mưa) sản lượng thường ở mức cao nhất trong năm. Như vậy, quý 3 là quý đóng góp chính vào sản lượng và tác động lớn đến kết quả kinh doanh mỗi năm của công ty. Nhà máy Cần Đơn có công suất lớn nhất trong 4 nhà máy.
- Bên cạnh yếu tố mùa vụ, sản lượng điện sản xuất còn phụ thuộc vào tình hình biến đổi khí hậu, cụ thể hơn là hiện tượng ENSO3 (dùng để chỉ chung 2 hiện tượng El Nino và La Nina) với biểu hiện khô, nóng, ít mưa vào pha El Nino và ẩm, mưa nhiều vào pha La Nina.
- Hiện nay, việc tiêu thụ đầu ra của SJD được đảm bảo bởi Tập đoàn Điện lực Việt Nam và một số Tổng công ty Điện lực trong tập đoàn thông qua hợp đồng mua bán điện dài hạn ký giữa TCT Sông Đà với EVN. Do các hợp đồng mua bán điện được ký trước thời điểm SJD và RHC cổ phần hóa, nên TCT Sông Đà là bên đại diện ký hợp đồng với EVN và trực tiếp thu tiền bán điện từ EVN, sau đó chuyển sang cho SJD mà không hưởng phần chênh lệch giá nào.
- Việc ký được hợp đồng bán điện với giá cố định trong suốt vòng đời của dự án là một lợi thế giúp hoạt động kinh doanh của SJD tương đối ổn định những năm qua. Tuy nhiên, theo quy định về vận hành thị trường điện hiện nay, khoảng 5 - 40% tổng lượng điện sản xuất của nhà máy điện sẽ được tham gia bán điện trên thị trường với giá hợp lý dựa trên cung cầu, giúp các doanh nghiệp có được mức giá bán cao hơn trong bối cảnh nhu cầu tiêu thụ điện đang tăng mạnh và nguồn cung không đủ đáp ứng như hiện nay.
+ RỦI RO ĐẦU TƯ:
- Đặc thù của thủy điện là phụ thuộc hoàn toàn vào tình hình thời tiết và điều kiện thủy văn: Vào mùa khô hoặc khí hậu chuyển sang hiện tượng El Nino gây mưa ít thì sản lượng điện sản xuất của các nhà máy thủy điện giảm.
- Rủi ro thanh khoản cổ phiếu: Khối lượng giao dịch bình quân 30 ngày chỉ khoảng hơn 60.000 cổ phiếu/ngày. Nhà đầu tư cần cân nhắc rủi ro thanh khoản khi đầu tư vào SJD.
+ ĐỊNH GIÁ:
Với việc tình hình tài chính lành mạnh và LaNila (mưa nhiều) sắp diễn ra sẽ làm cho kết quả kinh doanh của công ty hoạt động tốt vào những tháng sắp tới. Việc đi trước đón đầu với những sự kiện tác động tích cực tới kết quả kinh doanh của doanh nghiệp là điều nên làm.
Theo phương pháp định giá chiết khấu dòng tiền thì mức giá hợp lý của cổ phiếu này khoảng 20.500 đồng tương ứng với mức tăng khoảng 32.2%. Thời gian nắm giữ tầm 3-12 tháng hoặc khi gần hết LaNila
Vùng mua hợp lý nhất: < 15.5
Khuyến nghị mua với STB
CTCK VCBS
Giá mục tiêu: 31.000 (+8.7%)
Phân tích kỹ thuật:
STB kết phiên giao dịch ngày 23/05 tại vùng giá 28.55 cho thấy cổ phiếu đã hoàn thành nhịp break & re-test lại vùng hỗ trợ 27.900. Cùng với đó, STB đã về vùng Bullish OB (Order Block).
Trên khung đồ thị D1, chỉ báo Volume profile cho thấy vùng VPOC (điểm kiểm soát khối lượng) tại vùng giá 28.2 thể hiện cho việc dòng tiền lớn tham gia bắt đáy tại vùng này.
Cùng với đó STB đã tạo một Choch (Change of character/ thay đổi xu hướng giá) tại vùng 28.5 là tín hiệu xác nhận STB đã thoát khỏi nhịp điều chỉnh trước đó.
Các chỉ báo RSI và MACD ở khung đồ thị ngày đều đang ủng hộ cho nhịp tăng mới của STB.
Chiến lược giao dịch:
VCBS khuyến nghị các nhà đầu tư cân nhắc giải ngân tại vùng tích lũy quanh khu vực 28.500 - 28.700.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận