Tìm mã CK, công ty, tin tức
Đọc nhiều
Bình luận nhiều
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) lên kế hoạch chào bán vốn và phát hành riêng lẻ cổ phiếu BID cho nhà đầu tư trong năm 2024.
Cùng với cổ phiếu VCB-Vietcombank, cổ phiếu BID đang có những thông tin mới về kế hoạch bán vốn cho nhà đầu tư. Đóng cửa phiên giao dịch ngày 8/8/2024, cổ phiếu BID có giá 46.000 đồng/cp. Đây cũng là vùng sát đáy của BID trong vòng 06 tháng đầu năm 2024.
Theo Công ty Chứng khoán ABCS, ngân hàng này đang ráo riết lên kế hoạch bán vốn, trong đó, BID sẽ phát hành riêng lẻ 2,89% vốn điều lệ trước, phần còn lại sẽ tiếp tục triển khai trong năm 2024.
Theo đề xuất, BID sẽ phát hành tổng cộng hơn 1,36 tỷ cổ phiếu mới để tăng vốn điều lệ từ hơn 57.004 tỷ đồng lên trên 70.624 tỷ đồng thông qua hai phương án:
Thứ nhất, phát hành cổ phiếu để trả cổ tức năm 2022 với số lượng gần 1,2 tỷ cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu, tương ứng tỷ lệ 21%. Thời gian thực hiện dự kiến trong năm 2024-2025.
Thứ hai, chào bán gần 164,9 triệu cổ phiếu riêng lẻ, tương ứng tỷ lệ 2,89% cho nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp, nhà đầu tư trong và ngoài nước có tiềm lực tài chính hoặc cổ đông hiện hữu của ngân hàng. Số lượng nhà đầu tư được chào bán là dưới 100, đồng thời đảm bảo giới hạn tỷ lệ sở hữu tối đa của nhà đầu tư nước ngoài.
Giá chào bán sẽ được xác định theo nguyên tắc thị trường, được cơ quan nhà nước phê duyệt. Cổ phiếu chào bán riêng lẻ sẽ bị hạn chế giao dịch trong 3 năm đối với nhà đầu tư chiến lược và 1 năm với nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp. Thời gian dự kiến thực hiện trong năm 2024-2025.
Với phương án phân phối lợi nhuận năm 2023, lợi nhuận còn lại sau trích lập các quỹ của BID là hơn 15.491 tỷ đồng. Ngân hàng dự kiến chi 12.347 tỷ đồng để chia cổ tức bằng cổ phiếu (thực hiện theo phê duyệt của cơ quan nhà nước có thẩm quyền). Sau khi chia cổ tức, lợi nhuận còn lại của BID hơn 3.144 tỷ đồng.
Theo Ban Lãnh đạo BIDV, ngân hàng đang triển khai làm việc với nhà đầu tư tiềm năng. Trước mắt, ngân hàng trình cổ đông thông qua phát hành riêng lẻ 2,89% với kỳ vọng thị trường hiện nay với tăng trưởng tín dụng, và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp ấm lên sẽ giúp kết quả kinh doanh ngân hàng khởi sắc hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho phát hành riêng lẻ.
Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý II/2024 vừa được công bố, tổng tài sản BID cuối tháng 6/2024 đã đạt hơn 2,5 triệu tỷ đồng, tăng 9,6% so với đầu năm. Hiện BID là ngân hàng có tổng tài sản lớn nhất tại Việt Nam. Trong 6 tháng đầu năm, dư nợ cho vay khách hàng của BID tăng 5,9%, đạt hơn 1,88 triệu tỷ đồng. Tiền gửi khách hàng tăng 6% lên hơn 1,8 triệu tỷ đồng.
Về kết quả kinh doanh, lợi nhuận trước thuế quý II/2024 của BID đạt 8.159 tỷ đồng, tăng 17,4% so với quý 2/2023. Luỹ kế 6 tháng, lợi nhuận trước thuế đạt 15.549 tỷ đồng, tăng 12,1%. Theo đó, BID đứng thứ 3 về lợi nhuận, sau TCB (hơn 15.600 tỷ) và VCB (hơn 20.800 tỷ).
Hầu hết các mảng kinh doanh của BID đều có kết quả khả quan. Trong đó, thu nhập lãi thuần tăng 3,3%, đạt hơn 28.300 tỷ đồng. Lãi từ hoạt động dịch vụ tăng 13,8%, đạt hơn 3.600 tỷ. Đặc biệt, lãi từ kinh doanh ngoại hối tăng gấp đôi lên 3.191 tỷ đồng. Lãi từ mua bán chứng khoán đầu tư tăng hơn 7 lần lên 221 tỷ đồng.
Tổng thu nhập hoạt động (TOI) 6 tháng đầu năm của BID đạt 37.396 tỷ đồng, tăng 8,3% so với cùng kỳ. Trong khi đó, chi phí hoạt động tăng 8% lên 12.100 tỷ đồng. Chi phí dự phòng rủi ro tăng 3% lên 9.746 tỷ đồng. Tỷ lệ CIR (chi phí hoạt động/tổng thu nhập) ở mức 32,4%, đi ngang so với cùng kỳ năm 2023. Chi phí dự phòng rủi ro chiếm khoảng 38,5% so với lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh.
Báo cáo phân tích của VNDirect cho thấy, tổng thu nhập hoạt động quý II/2024 của BID tăng mạnh nhờ thu nhập lãi (NII) chiếm 73,4% tổng thu nhập hoạt động tăng 9,5% so với cùng . NII được thúc đẩy bởi tăng trưởng tín dụng mạnh hơn, đạt 5,9% so với đầu năm, từ mức nền thấp của quý I/2024. Đẩy mạnh thu ngoài lãi giúp BID củng cố quy mô doanh thu đã tăng đóng góp thu nhập ngoài lãi vào TOI lên 26,6%, từ mức 21,1%.Ngoài ra còn các khoản thu từ ngoại hối cũng tăng mạnh.
Mặt khác, chi phí dự phòng 6 tháng đầu năm chỉ tăng 3% lên 9.746 tỷ đồng, giúp lợi nhuận trước thuế hoàn thành 51%. BID đã tăng chi phí dự phòng tăng tỷ lệ xóa nợ lên 1,32% để xử lý nợ xấu, khiến tỷ lệ bao phủ nợ xấu giảm xuống 132% trong quý II/2024. Hiện tỷ lệ nợ xấu của nhà băng gần như đứng yên trong quý II/2024. Nhìn chung, tỷ lệ nợ nhóm 2 trong quý II/2024 giảm 46 điểm cơ bản so quý trước, cho thấy chất lượng tài sản của BID đang được cải thiện.
Tuy nhiên, VNDirect cho rằng, chất lượng tài sản vẫn cần được theo dõi, kỳ vọng triển vọng kinh tế tốt hơn trong 06 tháng cuối năm 2024 sẽ góp phần giảm bớt việc hình thành nợ xấu trong hệ thống ngân hàng nói chung và BID nói riêng.
Với kết quả kinh doanh và triển vọng của nền kinh tế, ngành ngân hàng, nhiều Công ty Chứng khoán cho rằng nhà đầu tư có thể tiếp tục nắm giữ trung hạn cho cho cổ phiếu BID với mục tiêu trung hạn từ nay cho cuối năm. Giá mục tiêu là 54.000 đồng/cp, trên thông tin kỳ vọng bao gồm các thương vụ bán vốn và phát hành riêng lẻ cho đối tác ngoại và nhà đầu tư.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bàn tán về thị trường