Chuyên gia 'đọc vị' chiêu trò thổi giá đất đấu giá vùng ven
TS. Trần Xuân Lượng - Viện phó Viện Nghiên cứu và Đánh giá thị trường Bất động sản Việt Nam cho rằng, các phiên đấu giá đất ở huyện vùng ven Hà Nội như Hoài Đức; Thanh Oai, Đan Phượng… có giá trúng đấu giá cao ngất gần đây là bất thường, đáng lo ngại. Và không loại trừ là chiêu trò của các nhóm đầu cơ, môi giới thổi giá nhằm trục lợi.
PV: Thưa TS. Trần Xuân Lượng, ông có thể phân tích, lật mở về những chiêu trò của nhóm đầu cơ, “thổi giá”?
Thêm vào đó, thao túng thông tin quy hoạch cũng là một chiêu trò thường thấy. Nhóm đầu cơ thường cấu kết với một số quan chức để nắm bắt thông tin quy hoạch trước khi được công bố rộng rãi. Điều này cho phép họ mua vào các lô đất có giá trị thấp và sau đó đẩy giá lên cao khi thông tin quy hoạch chính thức được tiết lộ. Tình trạng này không chỉ làm méo mó thị trường bất động sản mà còn tạo ra sự bất công, ảnh hưởng đến quyền lợi của người dân.
Một chiêu trò khác của nhóm đầu cơ là đầu tư trước vào các lô đất trong khu vực. Trước khi diễn ra các cuộc đấu giá chính thức, các nhóm này thường âm thầm mua vào các lô đất ở các khu vực lân cận với giá thấp. Sau đó, khi cuộc đấu giá diễn ra, họ đẩy giá các lô đất mới lên cao, tạo ra tâm lý tăng giá cho cả khu vực. Khi giá đất được đẩy lên đến mức cao nhất, họ bán lại các lô đất đã đầu tư trước đó với giá cao, thu lợi nhuận khổng lồ.
PV: Điều này để lại những hệ lụy gì thưa ông?
Việc các nhóm đầu cơ, “thổi giá” đất nền thông qua các cuộc đấu giá đất các huyện vùng ven Hà Nội sẽ khiến thị trường bất động sản bị méo mó, để lại nhiều hệ lụy cho xã hội.
Thứ nhất là, tạo ra bong bóng bất động sản: Khi giá đất bị đẩy lên cao một cách không hợp lý, thị trường bất động sản dễ rơi vào trạng thái "bong bóng". Giá trị đất đai bị thổi phồng vượt xa giá trị thực tế, tạo ra nguy cơ “bong bóng” vỡ khi thị trường điều chỉnh. Sự sụp đổ của thị trường bất động sản có thể dẫn đến khủng hoảng tài chính, làm suy giảm niềm tin của nhà đầu tư và gây thiệt hại lớn cho nền kinh tế.
Thứ hai là, tác động đến người có nhu cầu thực: Giá đất tăng cao làm giảm khả năng tiếp cận đất đai của những người dân có nhu cầu thực sự, như xây nhà ở hoặc đầu tư kinh doanh. Những người này gặp khó khăn lớn trong việc tìm kiếm nơi ở hoặc địa điểm kinh doanh phù hợp với khả năng tài chính của mình. Điều này không chỉ làm gia tăng sự bất bình đẳng xã hội mà còn cản trở sự phát triển kinh tế bền vững.
Thứ ba là, gây lãng phí tài nguyên đất đai: Đất đai bị giữ lại để đầu cơ mà không được sử dụng đúng mục đích, dẫn đến tình trạng lãng phí tài nguyên quý giá. Các lô đất sau khi được đấu giá nhưng không được triển khai xây dựng hoặc bị bỏ hoang trong thời gian dài không chỉ làm giảm giá trị đất mà còn ảnh hưởng đến quy hoạch phát triển đô thị. Hệ quả là sự phát triển kinh tế bị đình trệ và nguồn lực quốc gia bị lãng phí.
Thu hồi đất nếu người trúng đấu giá vi phạm hoặc bỏ hoang không về ở
PV: Theo ông cần có biện pháp gì để ngăn chặn tình trạng này?
Vị trí khu đất 19 lô đấu giá (LK03-LK04) tại thôn Lòng Khúc, xã Tiền Yên (huyện Hoài Đức, Hà Nội) có giá trúng từ 91,3 - 133,3 triệu đồng/m2 gây choáng.
Sở TN&MT, Công an Hà Nội xác minh nhóm đối tượng "thổi giá"
Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội cho biết, thời gian vừa qua, việc đấu giá đất vùng ven do các huyện thực hiện có giá cao vọt lên so với giá mặt bằng chung của thị trường, thậm chí có nơi gấp từ 2 - 3 lần. Hiện Sở đang phối hợp với cơ quan công an để xác minh, làm rõ việc một nhóm đối tượng đi "kích sóng" đất nền. "Công tác đấu giá đất do các địa phương tự tổ chức, tuy nhiên có vài phiên giá trúng cao vọt nên Sở chủ động vào cuộc nắm tình hình. Chúng tôi đang đợi thời điểm đến hạn nộp tiền trúng đấu giá để xem tình hình cụ thể thế nào. Nếu có việc "thổi giá", tạo sóng sẽ khiến đất nền xung quanh khu vực đấu giá bị đẩy lên, khiến thị trường bất động sản không được phát triển bình thường, lành mạnh", lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường cho biết.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận