Chứng khoán F0: CAPEX là gì?
Cách ứng dụng cơ bản của CAPEX trong phân tích doanh nghiệp.
Khái niệm.
Cách tính CAPEX.
CAPEX của 1 Doanh nghiệp sẽ bao gồm các yếu tố cấu thành là:
- Các khoản mua sắm TSCĐ mới(cũng có thể là Tài sản vô hình)
- Khoản chi sửa chữa tài sản cố định hiện nhằm kéo dài thời gian sử dụng hữu ích của tài sản.
- Nâng cấp tài sản cố định để tăng hiệu suất hoạt động.
Vậy chúng ta có thể tìm thấy các số liệu này ở đâu? Câu trả lời đó chính là CAPEX thường được thể hiện ở mục Dòng tiền từ hoạt động đầu tư trên Báo cáo lưu chuyển tiền tệ của doanh nghiệp.
Lấy ví dụ từ báo cáo Lưu chuyển tiền tệ của tập đoàn Hòa Phát:
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư(HPG)-Nguồn: CafeF
Ảnh trên là Báo cáo tài chính hợp nhất quý III năm 2022 mới đây của Tập đoàn Hòa Phát(HPG). Tính cả 9 tháng đầu năm, họ đã chi 49,6 tỉ cho tài sản cố định và thu lại 2 tỷ từ việc thanh lý. Như vậy, CAPEX sẽ được tính như sau:
CAPEX = Tiền chi để mua sắm, xây dựng tài sản cố định – Tiền thu từ thanh lý, nhượng bán tài sản cố định
ð CAPEX(HPG) = 49.649-2 =47.649(tỷ đồng)
Vậy với con số CAPEX như trên, ta sẽ đánh giá như thế nào đối với công ty này? Hãy chuyển sang phần tiếp theo.
Sử dụng CAPEX để đánh giá lợi thế cạnh tranh của DN.
CAPEX thường được so sánh với lợi nhuận sau thuế bằng cách tính tổng CAPEX mà doanh nghiệp đã sử dụng trong 1 khoảng thời gian và so sánh với tổng lợi nhuận sau thuế trong cùng khoảng thời gian đó. Nếu:
- Tổng CAPEX < 50% Lợi nhuận sau thuế: đây là 1 dấu hiệu tốt cho thấy doanh nghiệp có thể có lợi thế cạnh tranh.
- Còn nếu con số này < 25%, đây là 1 doanh nghiệp tuyệt vời với lợi thế cạnh tranh lớn. Nhà đầu có thể cân nhắc đầu tư.
Ví dụ như ở dữ liệu từ phần trên ta đã có được CAPEX của HPG trong thời gian 9 tháng đầu năm 2022, bây giờ ta sẽ so sánh nó với LNST của công ty này để đánh giá lợi thế cạnh tranh hiện tại của HPG:
Bảng kết quả hoạt động kinh doanh(HPG)-Nguồn: CafeF
Lợi nhuận sau thuế 9 tháng đầu năm của HPG là 1863,3 tỷ đồng trong khi CAPEX là 47,649 tỷ. Như vậy, ta sẽ tính được tỷ lệ giữa CAPEX và LNST như sau:
47,649/1863,4 = 25,57%(nhỏ hơn 50% và xấp xỉ 25%)
Con số trên là 1 ví dụ minh họa để chúng ta có thể đưa ra nhận định bước đầu là Hòa Phát là 1 doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh tương đối lớn trong ngành thép và ta có thể cân nhắc cho quyết định đầu tư. CAPEX để phản ánh được hết lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp thì thường sẽ phải được tính trong khoảng thời gian dài hơn(5-7 năm) để có thể đưa ra đánh giá chính xác hơn. Bởi lẽ có điều này là vì nếu chúng ta chỉ tính CAPEX và đánh giá cho1 chu kì kinh doanh ngắn thì kết quả sẽ bị thiếu khách quan do ảnh hưởng từ yếu tố mùa vụ hoặc những nguyên nhân khách quan trong ngắn hạn.
Ngoài ra việc sử dụng CAPEX để đánh giá 1 DN còn cần dựa trên các yếu tố khác trong 1 hoàn cảnh cụ thể nào đó như:
- Giai đoạn phát triển của doanh nghiệp: Thông thường, doanh nghiệp đang trong giai đoạn đầu tư mới hoặc mở rộng quy mô dự án sẽ cần dòng tiền lớn phục vụ cho xây dựng, mua sắm mới hoặc nâng cấp nhà xưởng, máy móc. Nếu doanh nghiệp đang trong giai đoạn sản xuất ổn định thì chủ yếu sẽ chi tiền để sửa chữa tài sản cố định.
- Năng lực tài chính: việc đánh giá tương quan kế hoạch đầu tư CAPEX kết hợp với năng lực tài chính của doanh nghiệp giúp nhà đầu tư đánh gí được tính khả thi của dự án. Một số dự án có thể bị đứt gãy khi khả năng tài chính không đủ để chi trả cho CAPEX khi dự án đang thực hiện dang dở.
- Biên lợi nhuận gộp (gross margin): đối với những doanh nghiệp sản xuất không thể thiếu việc tái đầu tư vào CAPEX. Nâng cấp quy mô sản xuất, cải thiện hiệu quả máy móc không chỉ là để gia tăng sản lượng hàng hóa mà còn là để cải thiện biên lợi nhuận gộp. Nếu cứ đầu tư liên tục vào CAPEX mà biên lợi nhuận gộp không được cải thiện thì việc đầu tư không có hiệu quả, thậm chí còn bào mòn lợi nhuận và tiền mặt của doanh nghiệp.
- Lợi nhuận sau thuế: Những doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh dài hạn thường chỉ cần sử dụng một phần nhỏ lợi nhuận hàng năm cho hoạt động đầu tư TSCĐ (CAPEX) để duy trì vị thế và hoạt động kinh doanh của mình so với những đối thủ cạnh tranh khác.
CAPEX là 1 chỉ tiêu khá dễ để tính toán và giúp nhà đầu tư có cái nhìn chính xác về dòng tiền đầu tư vào tài sản cố định của doanh nghiệp. Tuy vậy, trong phân tích và sử dụng CAPEX ta cần phải hiểu rõ được các đặc điểm của nó để sử dụng 1 cách hiệu quả.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận