Chính thức phê duyệt quy hoạch khai thác 'kho báu' bô xít lớn thứ 2 thế giới của Việt Nam
Thông tin này liệu có phải tin tốt cho Thaco, Hoà Phát, Đức Giang…?
Ngày 18/7/2023, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã ký quyết định phê duyệt Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Trong đó, quy hoạch bô xít tối đa lên tới 118 triệu tấn nguyên khai/năm.
Theo quy hoạch Bô xít giai đoạn 2021 - 2030, cả nước có 19 đề án thăm dò (trữ lượng 1.709 triệu tấn quặng nguyên khai), trong đó Đăk Nông có 7 đề án. Với khâu khai thác, sẽ mở rộng mỏ Nhân Cơ, Tân Rai, đầu tư mới 8 – 10 mỏ.
Về chế biến, sẽ nâng công suất Nhà máy Alumin Nhân Cơ và Tân Rai lên 2 triệu tấn/năm, đầu tư mới 8 dự án với công suất tối thiểu 1 triệu tấn/năm. Quy hoạch cũng đề cập việc hoàn thành thí điểm Nhà máy điện phân nhôm Đăk Nông (công suất 300.000 tấn nhôm thỏi/năm); Đầu tư mới các dự án nhôm kim loại tại Đăk Nông, Lâm Đồng, Bình Phước với tổng công suất 1,2 - 1,5 triệu tấn thỏi nhôm/năm.
Đây được đánh giá là tin vui cho nhiều doanh nghiệp khi danh sách đang xếp hàng xin được đầu tư vào việc khai thác và chế biến sâu quặng Bô Xít - Nhôm khá dày với các tên tuổi lớn. Điểm lại các dự án lớn đã được đề xuất gồm có:
Tham gia mảng này còn có Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam; Tập đoàn Việt Phương với tổng vốn đầu tư dự kiến hơn 4.200 tỷ đồng. Sovico cũng đề xuất đầu tư dự án điện phân Nhôm quy mô 2.000ha tại TP. Bảo Lộc và huyện Bảo Lâm.
Được biết, Việt Nam là quốc gia lớn thứ 2 có trữ lượng quặng bô xít nhôm trên thế giới (5,8 tỷ tấn theo công bố năm 2022 của Cục Khảo sát địa chất Mỹ), chủ yếu tập trung ở mảnh đất Tây Nguyên.
Chính phủ xác định từ 2021 - 2030, việc thăm dò, khai thác bô xít phải gắn với chế biến sâu (tối thiểu đến sản phẩm alumin). Việc lựa chọn chủ đầu tư thực hiện các dự án thăm dò và khai thác phải đủ năng lực thực hiện các dự án từ khâu thăm dò đến chế biến sâu, sử dụng công nghệ tiên tiến, thiết bị hiện đại, bảo vệ môi trường. Trong đó, phải đặc biệt lưu ý đến phương án thải và xử lý bùn đỏ bền vững, hiệu quả.
Chính phủ khuyến khích các doanh nghiệp nghiên cứu, áp dụng công nghệ mới để tái chế bùn đỏ. Các dự án sản xuất nhôm mới bằng công nghệ điện phân phải thực hiện giá điện theo cơ chế thị trường, trong đó khuyến khích sử dụng năng lượng tái tạo.
Việc thăm dò, khai thác khoáng sản bô xít, sản xuất alumin, nhôm kim loại được Chính phủ xác định phải đồng bộ với phát triển hạ tầng giao thông, cảng biển, cung cấp điện, nước, bảo đảm về môi trường và bảo tồn đa dạng sinh học, phù hợp với từng giai đoạn cụ thể. Mục tiêu là bảo đảm an ninh, quốc phòng, giữ gìn bàn sắc văn hóa dân tộc, bảo vệ sinh thái vùng Tây Nguyên.
Đối với các mỏ bô xít khu vực Tây Nguyên (gần khu đông dân cư), xem xét thăm dò và cấp phép khai thác sớm để thu hồi tối đa tài nguyên khoáng sản và được phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận