CEO - Động lực để CEO bứt phá
CEO từng là một trong những cổ phiếu bất động sản làm mưa làm gió trên thị trường vì sóng tăng thóc mạnh mẽ hơn 1000% năm 2021, sau đó cổ phiếu có một nhịp giảm tương ứng và cổ phiếu tích lũy lại. Giai đoạn này có thể thấy là CEO đang giao dịch trầm lắng hơn rất nhiều so với những cổ phiếu thuộc nhóm BĐS khác, cùng tìm hiểu lý do vì sao lại như vậy và liệu là CEO có còn tiềm năng bứt phá để Anh Chị Nhà đầu tư chúng ta tìm kiếm được lợi nhuận từ cổ phiếu này không nhé!
Nội dung chính:
Phần 1: Tình hình nợ vay
Phần 2: Tình hình hoạt động kinh doanh
Phần 3: Động lực để tăng giá
Phần 4: Chiến lược giao dịch CEO
► Phần 1: Tình hình nợ vay của CEO
Vào thời điểm tăng nóng của thị trường bất động sản năm 2018, hoạt động kinh doanh của CEO trở nên tốt hơn và doanh nghiệp đã bắt đầu đẩy mạnh đi vay để thực hiện nhiều dự án hơn. Sau đó thì nợ vay của CEO cũng có xu hướng giảm dần đều qua các năm.
Xem xét nợ vay trên tổng quy mô của doanh nghiệp, tỷ lệ nợ trên tổng tài sản có xu hướng giảm từ 50% xuống còn quanh 30%. Cuối năm 2023, nợ trên tổng tài sản chỉ còn 34%, cho thấy là hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp chỉ sử dụng 34% là vốn vay, còn lại lại vốn chủ sỡ hữu. Nợ trên vốn chủ sỡ hữu cũng có xu hướng giảm và về quanh mức 50%. Đây là tỷ lệ nợ rất an toàn khi so sánh với các doanh nghiệp cùng ngành bất động sản.
CEO là một trong những doanh nghiệp mà đã xử lý sạch nợ vay bằng trái phiếu trong quý 2 năm 2023
Đặc biệt hơn, giai đoạn nửa cuối năm 2023 vừa qua, CEO đã huy động được gần 2.600 tỷ đồng từ các đợt chào bán và phát hành thêm cổ phiếu, từ đó giúp lượng tiền và tương đương tiền cuối năm 2023 của doanh nghiệp tăng mạnh.
Tóm lại, cơ cấu tài chính hiện tại của CEO không có vấn đề gì, doanh nghiệp vẫn đang quản trị nguồn vốn tốt và có nguồn lực để vượt qua giai đoạn trầm lắng của thị trường bất động sản.
► Phần 2: Tình hình hoạt động kinh doanh
Doanh thu và lợi nhuận của CEO duy trì ở mức thấp trong bối cảnh mà nền kinh tế trong nước và thế giới gặp nhiều khó khăn ha. Thị trường bất động sản thì bị tắc nghẽn thanh khoản và các vướng mắc về pháp lý nói chung, riêng đối với loại hình bất động sản mà CEO kinh doanh, thì ngành du lịch chưa có sự phục hồi cũng là nguyên nhân khiến cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp không được thuận lợi.
Giai đoạn 2022-2023 là giai đoạn kinh doanh không mấy thuận lợi của các doanh nghiệp bất động sản nói chung và CEO nói riêng, nhưng tại sao trong giai đoạn đó, giá cổ phiếu CEO vẫn có những nhịp tăng rất ấn tượng hơn 100%. Cùng bóc tác lý do hay là động lực khiến CEO tăng giá và từ đó xem xét là trong tương lai, CEO có còn những động lực tương tự như vậy để tăng giá trở lại không.
Mời Anh Chị nội dung chi tiết hơn và chiến lược giao dịch CEO trong video dưới đây:
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận