Câu chuyện thanh tra của DIC – Liệu có sai phạm nào ở đây?
Vài hôm nay có nghe tin, Thanh tra Chính phủ đã công bố Quyết định thanh tra việc chấp hành quy định pháp luật trong cổ phần hóa và thoái vốn nhà nước tại Tổng Công ty Đầu tư Phát triển DIC. Thời hạn thanh tra là 30 ngày kể từ ngày công bố quyết định thanh tra.
Sau đây là vài nhận định theo góc nhìn của cá nhân tôi về câu chuyện này. Đầu tiên là vấn đề gây ra sự việc thanh tra này.
CP DIG được niêm yết lên sàn vào năm 2009 với giá trị 55k và cổ đông NN sỡ hữu tới 65% CP công ty, nắm hoàn toàn quyền kiểm soát. Đến năm 2009 khi cty phát hành riêng lẻ thêm 10tr cổ giá 100k thì tỉ lệ sở hữu của NN giảm xuống còn 55.7% cổ phần tương đương với 3900 tỷ.
Năm 2015 phát hành riêng lẻ cho Dragon Capital và Thiên Tân 15tr cổ giá 10.6k. Đến 2016 tiếp tục phát hành riêng lẻ 6.5tr cổ giá 10k/cổ cho ông Tuấn và Cổ đông dẫn đến giá trị sở hữu của nhà nước tại công ty giảm xuống còn lần lượt là 51.4% và 49.6%.
Đến 28/11/2017, Nhà nước quyết định thoái toàn bộ vốn tại công ty với số lượng là 118tr cổ phiếu.
Tổng thu về giá trị cổ phiếu cộng cổ tức là 2624 tỷ. Nhưng vấn đề chính là ở đây bởi mỗi khi Nhà nước thoái vốn ra khỏi doanh nghiệp BĐS thường sẽ để lại 1 quỹ đất vàng với giá trị cao nhưng tại sao khi thoái vốn ở DIG Nhà nước lại âm ngược vốn trong thời điểm mà ngành BĐS đang ở giai đoạn hoàng kim làm ăn vô cùng phát đạt khi giá CP tăng đến 226% trong 1 năm 2017.
Vậy câu hỏi ở đây là DIC có sai phạm nào trong quá trình định giá quỹ đất Nhà nước đã để lại trong quá trình thoái vốn hay không mà để xảy ra vấn đề âm vốn gây thất thoái tiền của nhà nước?
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận