Cập nhật ngành thủy sản- Những điểm sáng đầu tiên và cơ hội cho FMC
Hòa chung vào xu hướng trì trệ của nền kinh tế toàn cầu, thủy sản cũng giống với các nhóm ngành xuất khẩu khác khi trải qua nữa đầu 2023, ghi nhận đà hồi phục chậm hơn dự kiến và mức nền cơ sở đầu 2022 cao khiến cho kết quả đầu 2023 không thực sự ấn tượng.
Giai đoạn cuối 2023, thủy sản đang được kỳ vọng sớm lấy lại hào quang rực rỡ từ các luận điểm sau:
Ngành thủy sản theo chu kỳ, hiện tại toàn ngành đang ở đáy và chuẩn bị tạo nên 1 chu kỳ mới.
Chi phí vận tải giảm trong 6 tháng đầu 2023 cũng giúp hạn chế thu hẹp lợi nhuận. Xu hướng này kỳ vọng sẽ tiếp tục duy trì trong suốt giai đoạn cuối năm 2023.
Mức nền cuối 2022 thấp giúp cho tăng trưởng yoy cuối 2023 ghi nhận số liệu tốt hơn.
Các quốc gia nhập khẩu vào mùa lễ hội và nhu cầu tiêu thụ gia tăng vào cuối năm khi lượng hàng tồn kho cũ giảm dần.
Nguồn cung tôm từ Ấn Độ, Ecuador thiếu hụt, tạo điều kiện tốt để cho các doanh nghiệp gia tăng sản lượng xuất khẩu, mở rộng thị trường khi thời tiết thay đổi do El Nino đang khiến cho các quốc gia trên thu hẹp diện tích canh tác.
Thị trường Mỹ và EU sẽ là 2 thị trường kỳ vọng chính cho việc hồi phục, dù cho hiện tại đang còn kiểm soát chặt chẽ việc nhập khẩu thủy sản.
Thị trường Trung Quốc đang được xem xét và để ở mức trung lập. Khi sự kiện ngày 24/8 Trung Quốc ra thông báo cấm nhập khẩu hải sản từ Nhật Bản. Chúng ta cần biết răng, xuất khẩu thủy sản của Nhật Bản chưa chiếm tới 5% trong cơ cấu nhập thủy sản của TQ và động vật thân mềm mới chiếm tỷ trọng chính. Sản phẩm cá tra ở Việt Nam được nhận định không phải là sản phẩm có thể thay thế trực tiếp hải sản nhập từ Nhật Bản.
Rủi ro:
Thời tiết bất lợi do Elnino, giá nguyên liệu đầu vào dự báo gia tăng, kéo theo chi phí nuôi thủy sản lên cao so với 6 tháng đầu năm. Gây cản trở lớn cho việc mở rộng canh tác.
Thị trường các nước xuất khẩu không tăng trưởng nhu cầu như kỳ vọng, ví dụ như Trung Quốc khi còn nhiều vấn đề nội tại, trì trệ kinh tế, tỷ lệ thất nghiệp cao và sản phẩm Việt Nam không đủ mạnh để trở thành sản phẩm thay thế.
Sản lượng tiêu thụ tôm thành phẩm tăng 15% so với cùng kỳ tháng 8 năm trước. Nhờ vậy doanh thu nhỉnh hơn và là mức doanh số cao thứ 3 trong lịch sử hoạt động (sau tháng 10/2021 và 1/2022) kỳ vọng việc tạo đáy lợi nhuận.
Hàng tồn kho cuối quý 2.2023 tăng 40% (sv cùng kỳ), công ty vận hành vùng nuôi tăng mạnh so với cùng kỳ. Ngoài ra, tới tháng 7/2023, công ty đang vận hành vùng nuôi có diện tích 525 ha (+40% so với cùng kỳ). Thêm vào đó, FMC đưa vào hoạt động 2 nhà máy chế biến mới giúp công suất tăng thêm 20.000 tấn/năm.
Chủ tịch FMC nhận định giai đoạn cao điểm của việc cung ứng tôm nguyên liệu cũng đã qua. Từ nay đến cuối năm, lượng tôm nguyên đều có xu hướng gairm dần và các nhà sản xuất đang phải tích trữ thêm. Cho thấy giá tôm đã chạm đáy.
Dự báo lợi nhuận nữa cuối năm FMC tăng trưởng gần 40% so với cùng kì và đưa lợi nhuận trung bình hàng quý gần về mức lịch sử. Kỳ vọng giá tôm chạm đáy, chu kỳ ngành qua chương mới sau thời gian bĩ cực, FMC rất xứng đáng là 1 cổ phiếu tiêu biểu trong ngành ở giai đoạn hiện tại.
Để được update vùng giá mua và giá bán phù hợp, cả nhà đừng ngại inbox cho Đức.
* Hãy tương tác & Chia sẻ để có thể lan tỏa thêm thông tin cho cộng đồng đầu tư chứng khoán nếu quý anh/chị thấy bài viết hữu ích.
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận