Cặp đôi cổ phiếu SHB- SHS "làm mưa làm gió" trên sàn HNX
Trong khi nhiều nhóm cổ phiếu trên sàn ảnh hưởng nặng nề bởi dịch COVID-19, thì cặp bài trùng cổ phiếu SHB và SHS "làm mưa làm gió" trên thị trường chứng khoán.
Trong hơn 1 tháng qua, tính đến ngày 10/4, cổ phiếu SHB đã tăng khá mạnh từ từ vùng giá 6.700 đồng/cổ phiếu lên 17.600 đồng/cổ phiếu- mức tăng chưa từng có đối với cổ phiếu trong ngành tài chính ngân hàng. Tính từ khi "nổi sóng" đến nay, cổ phiếu SHB đã tăng gần 500%, nhà đầu tư bội thu với cổ phiếu này nếu mua vào từ chân sóng.
Với mức giá này, cổ phiếu SHB đã vượt qua thị giá cổ phiếu TCB, MBB, VPB- những ông lớn có doanh thu trong Top 2 các ngân hàng thương mại cổ phần tư nhân. Với mức giá này, cổ phiếu SHB đã đuổi gần kịp cổ phiếu CTG- một ông lớn trong Big 3 của khối ngân hàng có vốn Nhà nước và đuổi sát nút ACB- một ngân hàng tư nhân có nợ xấu thấp nhất toàn hệ thống.
Được biết, mới đây Hội đồng thành viên Công ty Tài chính TNHH MTV Ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội (SHBFC) đã ra Nghị quyết trình Hội đồng quản trị SHB thông qua Đại hội đồng cổ đông về việc thoái vốn tại SHBFC cho đối tác chiến lược lớn nước ngoài.
Việc thoái vốn SHBFC cho đối tác chiến lược lớn nước ngoài là hướng đi phù hợp với xu thế thị trường và hoạt động của công ty hiện nay theo Đề án thành lập Công ty SHB FC đã được Ngân hàng Nhà nước phê duyệt.
Được biết trước đó, một số đối tác nước ngoài đã đặt vấn đề hợp tác với SHB để thúc đẩy hoạt động của công ty tài chính tiêu dùng. SHB đánh giá, khi các tổ chức này tham gia góp vốn, SHB sẽ tận dụng được kinh nghiệm triển khai, năng lực quản trị, hệ thống kênh phân phối hiện đại, chuyên nghiệp và công nghệ tiên tiến của các tổ chức này để hỗ trợ SHBFC bứt phá, cạnh tranh thị phần với những đối thủ khác.
SHBFC có vốn điều lệ 1.000 tỷ đồng do SHB sở hữu 100% vốn. Công ty có tiền thân là công ty tài chính Vinaconex Vietel, nhưng do quy định cơ cấu hệ thống các công ty tài chính của Chính phủ và NHNN nên Công ty này đã chọn SHB để sáp nhập vào.
Cổ phiếu thứ hai phải nói tới là SHS- cổ phiếu của Công ty CP Chứng khoán Sài Gòn- Hà Nội cũng do ông Đỗ Quang Hiển giữ chức Chủ tịch HĐQT. Đây là cổ phiếu tiếp tục kéo điểm cho thị trường với dư mua lên lới 54 triệu đơn vị giá trần trong phiên giao dịch ngày 9/3/2020. SHS cổ phiếu cũng bứt phá mạnh từ vùng giá 6.500 đồng/cổ phiếu lên 8.200 đồng/cổ phiếu.
Năm 2020 được xem là một năm khó khăn với ngành chứng khoán khi VN-Index lên tục giảm mạnh từ mốc 950 điểm về 630 điểm ngay trong đầu tháng 3/2020, tổng giá trị giao dịch toàn thị trường chỉ đạt mức bình quân 4.000 tỷ đồng/phiên. Tâm lý thị trường yếu và thiếu vắng các thương vụ chuyển nhượng, cộng với dịch bệnh COVID-19 hoành hành, đã cản trở hoạt động của ngành chứng khoán. Đặc biệt, cuộc đua giảm phí ngày càng khốc liệt khi cơ chế loại bỏ mức sàn phí giao dịch chứng khoán có hiệu lực từ đầu năm nay với sự tham gia nhiều hơn của các công ty chứng khoán vốn ngoại với lợi thế về chi phí vốn cũng gây áp lực lớn cho các công ty Chứng khoán nội.
Mặc dù vậy, SHS vẫn liên tục phát triển và mở rộng thị phần một cách nhanh chóng. Trong quý I/2020, 3 công ty chứng khoán có thị phần môi giới cổ phiếu niêm yết lớn nhất gồm: SHS, SSI và VNDIRECT, với thị phần lần lượt là 9,92%, 8,42% và 7,56%. Như vậy, thị phần môi giới của SHS đã tăng khá mạnh so với quý IV/2019 (3,58%). Đó cũng là lý do khiến nhà đầu tư quan tâm nhiều đến cổ phiếu SHS.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận