Các tập đoàn khí dầu phương Tây bắt đầu thoái vốn khỏi Nga
Theo đại diện các tập đoàn này đây là bước đi cần thiết để giảm thiểu thiệt hại do lệnh trừng phạt của phương Tây đối với Nga xung quanh cuộc chiến ở Ukraine.
Reuters dẫn thông báo của tập đoàn dầu khí Shell cho biết họ rút toàn bộ cổ phần trong các dự án dầu khí hợp tác với Nga, bao gồm cả dự án nhà máy khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) đầu tiên ở Nga - Sakhalin 2.
Giống như nhiều tập đoàn năng lượng khác của phương Tây, Shell đã có động thái sẵn sàng thoái vốn ở Nga ngay sau khi Moskva tấn công Ukraine.
Trước đó một ngày, tập đoàn dầu khí BP cũng đã rút cổ phần của họ khỏi tập đoàn dầu mỏ hàng đầu của Nga là Rosneft (ROSN.MM), một động thái có thể khiến công ty Anh thiệt hại hơn 25 tỷ USD. Tập đoàn tài chính Equinor của Na Uy (EQNR.OL) cũng có kế hoạch rời khỏi Nga.
Đại diện tập đpàn Shell cho biết, họ hiện đang nắm giữ 27,5% cổ phần dự án Sakhalin 2, trong khi đó tập đoàn khí đốt Gazprom của Nga nắm 50% cổ phần.
Shell cho biết quyết định rút khỏi các liên doanh với Nga sẽ dẫn đến những thiệt hại. Công ty vẫn còn khoảng 3 tỷ USD các khoảng đầu tư dài ở Nga tính đến cuối năm 2021.
Theo giám đốc điều hành Shell Ben van Beurden cho biết: “Chúng tôi rất sốc trước thiệt hại về người ở Ukraine, chúng tôi rất làm tiếc về điều này. Đây là hành động quân sự vô nghĩa đe dọa đến an ninh chung của châu Âu”.
Được biết, Giám đốc điều hành của Rival BP, Bernard Looney cũng đã gọi một cuộc họp khẩn cấp với ban lãnh đạo tập đoàn vào thứ năm tuần trước (24/2), chỉ vài sau khi Nga tấn công Kiev.
Ông Looney sau đó đã tổ chức thêm hai cuộc họp hội đồng quản trị vào cuối tuần, các thành viên hội đồng quản trị BP đã bỏ phiếu thông qua việc rút khỏi cổ phần khỏi Rosneft ngay lập tức.
Lãnh đạo BP cũng đã nói chuyện với Bộ trưởng Kinh tế Anh Kwasi Kwarteng vào ngày 25/2, sau khi ông Kwarteng bày tỏ quan ngại về lợi ích của BP ở Nga.
Bộ trưởng Kwarteng đã có một thông điệp tương tự cho Shell.
Nhà máy LNG Sakhalin 2 được đánh giá là một trong những dự án khí đốt tự nhiên lớn nhất của Nga trong 10 năm trở lại gần đây. Sakhalin 2 sản xuất khoảng 11,5 triệu tấn khí LNG mỗi năm, xuất khẩu sang các thị trường lớn bao gồm Trung Quốc và Nhật Bản.
Đối với Shell, tập đoàn LNG lớn nhất thế giới, việc thoái vốn khỏi dự án sẽ giáng một đòn mạnh vào nguồn cung khí đốt cho toàn cầu trong 10 năm tới.
Ngoài Sakhalin 2, phía Shell cũng có kế hoạch dừng tham gia vào đường ống dẫn khí Nord Stream 2 giữa Nga và Đức.
Các dự án liên doanh với Nga như Salym và Sakhalin 2 mang về cho Shell lợi nhuận hơn 700 triệu USD trong năm 2021.
Các công ty phương Tây khác bao gồm ngân hàng toàn cầu HSBC và công ty cho thuê máy bay lớn nhất thế giới AerCap cho biết họ có kế hoạch dừng các hoạt động kinh doanh ở Nga khi các nước phương Tây áp dụng các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với Moskva.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận