menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Sơn Tuấn

Bốn yếu tố trong phân tích kỹ thuật mà NĐT chứng khoán cần lưu ý

Phân tích kỹ thuật cho phép nhà đầu tư (NĐT) đánh giá tiềm năng cổ phiếu dựa trên những số liệu sẵn có về giá và khối lượng. Thị trường luôn có những chu kỳ và việc nắm vững chúng, áp dụng phân tích kỹ thuật chứng khoán, NĐT sẽ đưa ra quyết định đầu tư hiệu quả.

Thông thường, NĐT theo trường phái phân tích kỹ thuật sẽ trải qua một vài công đoạn trong việc mua bán cổ phiếu. Thứ nhất, chọn mẫu hình kỹ thuật phù hợp với khẩu vị của bản thân để xác định cổ phiếu cho tín hiệu mua. Thứ hai, đánh giá trạng thái thị trường để giảm thiểu rủi ro do biến động. Thứ ba, xác định điểm mua và điểm bán, ưu tiên lựa chọn cổ phiếu cho tín hiệu tốt kể cả khi thị trường vẫn đang diễn biến thận trọng. Để thực hiện các bước trên, NĐT cần lưu ý 4 yếu tố sau:

1. Các mẫu hình kỹ thuật

Đồ thị kỹ thuật là công cụ giúp NĐT xác định các kịch bản của giá cổ phiếu trong tương lai, từ đó hỗ trợ việc hoạch định chiến lược đầu tư. Mẫu hình kỹ thuật có thể là đường trung bình động, MACD hay RSI,... phù hợp với khẩu vị của bản thân để xác định cổ phiếu cho tín hiệu mua.

Để tối ưu hóa hiệu quả phân tích, các chuyên gia khuyến nghị NĐT mới không nên chọn quá nhiều phương pháp, mà hãy tập trung và phương pháp mà bản thân sử dụng hiệu quả nhất. “Tôi không sợ người luyện tập 10,000 cú đá chỉ một lần mà chỉ sợ người thực hành một cú đá 10,000 lần” - bà Nguyễn Thị Thu Dung, Giám đốc kinh doanh tại Công ty Chứng khoán SSI, chia sẻ về nguyên tắc để giao dịch thành công.

Việc xác định điểm mở vị thế mua/bán tùy thuộc vào chính mẫu hình mà các NĐT lựa chọn. Trên thị trường hiện nay, có rất nhiều loại mẫu hình kỹ thuật như biểu đồ đường (line chart), biểu đồ thanh (bar chart), biểu đồ nến Nhật (Candlestick chart), biểu đồ điểm,... Từ đồ thị kỹ thuật cơ bản nhất là biểu đồ đường (đường nối tập hợp giá đóng cửa của các ngày giao dịch), thể hiện vận động giá của cổ phiếu, nhìn vào đồ thị sẽ biết giá thị trường hiện tại là bao nhiêu, giá trong khoảng thời gian kể từ đầu năm đi lên hay đi xuống. Hay nâng cao và phổ biến hơn đồ thị nến Nhật có tính ứng dụng cao hơn, cho phép NĐT đánh giá chuẩn xác hơn vận động của cung - cầu, đồng tạo ra rất nhiều tín hiệu dự báo ban đầu cho vận động giá.

2. Xu hướng

Xác định xu hướng thị trường là một nhiệm vụ quan trọng của NĐT. Thông thường, NĐT sẽ dễ tìm kiếm cơ hội sinh lời trong thị trường xu hướng tăng (uptrend) và cần cảnh giác, đưa ra các quyết định hạ tỷ trọng, giảm tần suất mua bán khi thị trường đi vào xu hướng giảm (downtrend). Xác định được xu hướng là xác định được tâm lý của thị trường chung, vận động của dòng tiền chứng khoán. NĐT có thể quen thuộc với ba xu hướng thị trường chính.

Thứ nhất, xu hướng Tăng (uptrend) cho thấy cầu cao - cung thấp với giá cổ phiếu tăng. Thứ hai, xu hướng giảm (downtrend) cho thấy cầu thấp - cung cao với giá cổ phiếu giảm điểm.Cuối cùng, xu hướng đi ngang (sideways) khi thị trường giằng co, rung lắc, cung bằng cầu, dòng tiền thận trọng.

3. Đường xu hướng

Đường xu hướng (trendline) phản ánh giá trị và hướng đi của thị trường hoặc cổ phiếu trên biểu đồ. Khác với nhiều chỉ báo kỹ thuật khác, đường xu hướng yêu cầu tính trực quan rất cao do NĐT phải quan sát kỹ vận động giá trên đồ thị để vẽ.

Từ đường xu hướng, một NĐT kinh nghiệm có thể xác định được giá, vùng kháng cự và hỗ trợ, cũng như tín hiệu đảo chiều của cổ phiếu. Đường xu hướng có 2 loại là đường xu hướng Tăng và đường xu hướng Giảm. NĐT có thể cân nhắc giao dịch (mua/bán) khi giá chạm đường xu hướng Tăng/Giảm và bật trở lại.

Quan sát biểu đồ, càng có nhiều điểm chạm giữa giá cổ phiếu và đường xu hướng thì tính chính xác của dự báo lại càng cao. Và nếu đường xu hướng càng kéo dài thì biến động sau khi đường xu hướng bị phá vỡ, dù tăng hay giảm, sẽ càng lớn.

4. Khối lượng giao dịch

Khối lượng (volume) là chỉ báo đánh giá số lượng đơn vị chứng khoán được giao dịch hay mức thanh khoản của thị trường hoặc riêng từng cổ phiếu. Khối lượng là thước đo rõ ràng nhất của cung và cầu, cụ thể:

Giá cổ phiếu tăng đi kèm khối lượng tăng cho thấy trạng thái tích cực và kỳ vọng của dòng tiền vào sự tăng trưởng của cổ phiếu trong tương lai;

Giá cổ phiếu tăng nhưng khối lượng giảm cho thấy lượng mua đang yếu dần, kì vọng vào cổ phiếu giảm đi và NĐT ở trạng thái thận trọng, quan sát phản ứng thị trường. Đây thường là tín hiệu thị trường đảo chiều vào cuối một xu hướng tăng mạnh;

Giá cổ phiếu giảm đi kèm khối lượng tăng cho thấy cung đang gia tăng. Nhiều khả năng đây là đợt chốt lời mạnh hoặc tín hiệu đảo chiều bắt đáy.

Trường hợp cuối là giá cổ phiếu giảm và khối lượng cũng giảm cho thấy cung không nhiều mà cầu cũng không mạnh. NĐT nên cân nhắc, quan sát khi đầu tư vào giai đoạn này.

Hữu hiệu là vậy nhưng nhập môn Phân tích kỹ thuật không hề dễ dàng, đặc biệt là với các NĐT mới, không có nhiều kiến thức tài chính - chứng khoán. Và thậm chí khi đã hiểu về lý thuyết, thực hành lại là một câu chuyện hoàn toàn khác. NĐT muốn chọn điểm mua điểm bán chuẩn xác cần có những lưu ý, tâm lý đúng, chiến lược và đặc biệt là “kinh nghiệm thực chiến”.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
13 Yêu thích
3 Chia sẻ
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại