“Bệ phóng” cho VHC
Công ty CP Vĩnh Hoàn (HoSE: VHC) được dự báo sẽ tiếp tục hưởng lợi từ thị trường Mỹ và Trung Quốc, với triển vọng xuất khẩu tăng cao.
Lũy kế 9 tháng đầu năm nay, doanh thu thuần của VHC đạt 9.329 tỷ đồng, và lợi nhuận sau thuế đạt 870 tỷ đồng, lần lượt hoàn thành 81% và 87% kế hoạch năm 2024.
Kết quả kinh doanh khởi sắc
Cập nhật theo bản tin dành cho nhà đầu tư của VHC, tại tháng 11/2024, tổng doanh thu của doanh nghiệp tăng 13% so với cùng kỳ năm ngoái, được đóng góp bởi tăng trưởng từ sản xuất (+48%), trong đó mì và gạo tăng 16%, cá tra (+39%); bù đắp cho sự suy giảm của mảng phụ phẩm (-21%); sản phẩm bánh phồng tôm (-12%); và các mảng sản phẩm giá trị thêm (- 24%); sản phẩm cho sức khỏe (-42%). Sự tăng trưởng của VHC chủ yếu đến từ thị trường Trung Quốc (+32%); Mỹ (+40%); EU (+32%); Việt Nam (-9%) so với cùng kỳ năm ngoái.
Mặc dù có sự suy giảm ở một số lĩnh vực đóng góp cho tổng doanh thu, song VHC vẫn được kỳ vọng triển vọng tích cực trong quý 4/2024 nhờ sự bình ổn lạm phát từ thị trường Mỹ, cộng hưởng với hiệu ứng mùa lễ hội, đảm bảo chỉ tiêu kinh doanh đề ra cho năm nay.
Đối với năm 2025, theo đánh giá của Công ty Chứng khoán DSC, yếu tố giá đầu ra sẽ đóng vai trò quan trọng trong tăng trưởng lợi nhuận của VHC. DSC kỳ vọng giá bán trung bình tại các thị trường lớn như Mỹ, châu Âu, Trung Quốc đều tăng 2 - 5%, trong khi đó, sản lượng xuất khẩu không còn tăng trưởng quá đột biến do hiệu ứng nền thấp không còn. Cụ thể, DSC dự phóng, doanh thu thuần của VHC đạt 14.467 tỷ đồng, tăng 8% và lợi nhuận sau thuế đạt 1.461 tỷ đồng, tăng 23% so với cùng kỳ năm ngoái.
Rủi ro khó lường
Năm 2025, kinh tế Mỹ dự báo tiếp tục hồi phục và đẩy mạnh sức chi tiêu, khiến kỳ vọng tăng trưởng 2025 của VCH cũng tích cực hơn. Tuy nhiên, lạm phát cao ở Mỹ sẽ kìm hãm chi tiêu của người tiêu dùng, đi cùng là các rủi ro thuế quan được phân bổ vào chính sách giá tiêu dùng, nếu ngành hàng xuất khẩu cá tra chủ lực của VHC cũng bị áp lực chính sách.
VHC được hưởng lợi ở 2 thị trường lớn
Ở thị trường Trung Quốc, các chính sách kích thích kinh tế Trung Quốc được nhận định có thể mang lại hiệu ứng tích cực từ năm 2025. DSC kỳ vọng các chính sách trên sẽ tác động tích cực lên nhu cầu cá tra tại Trung Quốc vào quý 3/2025, từ đó "làm nóng" giá cá tra toàn cầu. DSC ước tính, giá xuất khẩu trung bình của VHC có thể tăng khoảng 3 - 5% vào năm 2025. Theo đó, VHC có thể hưởng lợi.
Tuy nhiên, việc gắn bó với cả 2 thị trường lớn cũng khiến VHC chịu rủi ro về mãi lực tiêu thụ nếu thị trường xuất khẩu không tích cực như kỳ vọng, dẫn đến suy giảm doanh thu và lợi nhuận, tương tự bối cảnh đã diễn ra trong năm trước.
Ngoài ra, rủi ro tỷ giá sẽ khá lớn trong trường hợp đồng USD biến động mạnh trên thị trường quốc tế theo chính sách của ông Trump. Trong quý 3/2024, với việc việc tỷ giá “hạ nhiệt” nhanh chóng, VHC đã phải ghi nhận lỗ khoảng 48 tỷ đồng, tăng 71% so với quý 2/2024 do tất toán những khoản phải thu bằng ngoại tệ. Điều này góp phần làm biên lợi nhuận trước thuế đi ngang, đạt 12,2%.
Ngoài ra, với rủi ro bị theo dõi gắn mác thao túng tiền tệ nếu Việt Nam vi phạm 3 tiêu chí trong đánh giá thương mại của Mỹ cũng dẫn đến thủy sản là ngành đầu tiên gặp bất lợi. Rủi ro này quay trở lại với rủi ro đầu tiên là chính sách thuế quan có thể bị áp cao hơn.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bàn tán về thị trường