7 ngân hàng niêm yết có tỷ lệ nợ xấu vượt 3%
Nếu không kiểm soát được nợ xấu dưới ngưỡng quan trọng 3%, các ngân hàng có thể bị giới hạn hoạt động theo quy định của NHNN.
Báo VnExpress dẫn số liệu mới nhất vừa được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) công bố, tỷ lệ nợ xấu ngân hàng từ 2% hồi đầu năm đã tăng vọt lên 3,56% tính đến cuối tháng 7. Với tỷ lệ này, số dư nợ xấu của toàn hệ thống đến cuối tháng 7 là hơn 440.000 tỷ đồng
Tỷ lệ nợ xấu trên đã bao gồm cả 5 nhà băng đang thuộc diện kiểm soát đặc biệt là Ngân hàng Sài Gòn (SCB), Đông Á (Dong A Bank), Xây Dựng (CBBank), Đại Dương (OceanBank) và Dầu khí Toàn cầu (GPBank). Nếu loại trừ 5 ngân hàng này ra, tỷ lệ nợ xấu nội bảng của các nhà băng hiện ở mức 1,92%.
Còn nếu tính nợ xấu nội bảng cộng thêm các khoản nợ xấu bán cho VAMC chưa xử lý và nợ tiềm ẩn của hệ thống tổ chức tín dụng (gồm các khoản được giữ nguyên nhóm, trái phiếu doanh nghiệp tiềm ẩn thành nợ xấu, các khoản phải thu khó đòi, lãi dự thu phải thoái...), tỷ lệ này theo Ngân hàng Nhà nước, chiếm 6,16% (tương đương 768.000 tỷ đồng) so với tổng dư nợ tín dụng.
Trước đó, đầu năm 2019, Chính phủ từng đặt mục tiêu đưa tỷ lệ nợ xấu nội bảng của ngành ngân hàng về dưới 2%. Theo đó, tỷ lệ này cuối 2020 chỉ ở mức 1,69%, sau đó lên 2% vào cuối 2022.
Theo báo VTV, tỷ lệ nợ xấu nội bảng toàn ngành ngân hàng đã vượt ngưỡng 3%, trong đó thậm chí cá biệt những ngân hàng tỷ lệ nợ xấu còn lên đến 26%. Thúc đẩy mua bán nợ theo giá thị trường là một giải pháp hữu hiệu nhưng vẫn còn nhiều điểm nghẽn.
Đôn đốc, thuyết phục khách hàng trả nợ, tư vấn để tối ưu dòng tiền, thậm chí giảm đến 50% lãi suất các khoản vay đến hạn là những gì Công ty Quản lý nợ và Khai thác tài sản AgriBank đang triển khai.
Giãn, hoãn tức là nợ vẫn còn đó chỉ là được trả chậm hơn. Điều này khiến các khoản nợ xấu tiềm ẩn gia tăng. Việc công ty quản lý tài sản VAMC bị giới hạn là không được tham gia đấu giá các khoản nợ xấu của các ngân hàng đây là một rào cản.
Theo Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), trong các giải pháp thì tăng cường phát triển thị trường mua bán nợ theo giá thị trường là một xu hướng tất yếu đảm bảo tính công khai, minh bạch.
Ông Paulo Medas, Trưởng đoàn giám sát về kinh tế vĩ mô và tài chính, tiền tệ khu vực, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) cho biết: "Các cơ quan nên tận dụng việc sửa đổi luật các tổ chức tín dụng đang diễn ra để xây dựng các khuôn khổ phát triển thị trường mua bán nợ và tăng các quy định giám sát, xử lý thanh khoản ngân hàng".
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận