1 Cổ phiếu thép sắp vào sóng
HPG luôn là cổ phiếu được nhiều NĐT ưu thích vì chủ tịch Trần Đình Long là một người uy tín, có tâm với cổ đông, từ đó khiến cho NĐT có thể yên tâm cầm cổ phiếu dài hạn.
1. Tổng quan về HPG.
Kỳ vọng lớn nhất của HPG đến từ dự án nhà máy Gang thép Dung Quất 2, đây là dự án có vốn đầu tư lên tới 85.000 tỷ, chứng tỏ BLĐ của HPG đang rất kỳ vọng vào tương lai của ngành thép ở Việt Nam. Dự án này sẽ bắt đầu đi vào hoạt động từ năm 2025.
Trong năm 2021, HPG từng lọt Top 15 công ty có vốn hóa lớn nhất thế giới trong ngành thép.
Nguyên nhân khiến cho HPG có vốn hóa lớn như vậy vì tiềm năng của cổ phiếu trong ngành thép phụ thuộc rất lớn vào nhu cầu sử dụng thép của 1 quốc gia. Vậy nên khi chúng ta nhìn vào một số quốc gia đã phát triển mạnh trước đó như Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc… thì hầu hết các cổ phiếu trong ngành thép tới bây giờ đã bước vào chu kỳ suy thoái. Trong khi đó Việt Nam đang trong quá trình đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nên nhu cầu sử dụng thép rất cao.
Trong tương lai đang còn nhiều dự án giao thông có quy mô lớn như đường sắt Bắc Nam 70 tỷ USD, hay tuyến đường sắt Côn Minh (Vân Nam) – Hải Phòng 11 tỷ USD khiến cho nhu cầu sử dụng thép trong nước còn lớn hơn nữa.
2. Nhìn ra thế giới.
Các quốc gia đã phát triển như Hàn Quốc, Nhật Bản thì các cổ phiếu ngành thép cũng từng có những giai đoạn tăng rất mạnh trong quá khứ. Cổ phiếu có quy mô lớn nhất trong ngành thép của Hàn Quốc là Posco, từ năm 2004 – 2007 đã tăng tới 600%.
Trong năm 2006, Berkshire Hathaway của Warrant Buffet đã mua 4% cổ phần của POSCO khi nhìn ra được tiềm năng của doanh nghiệp này, tới năm 2007 thì POSCO đã trở thành công ty có vốn hóa lớn thứ hai Hàn Quốc (71.7 tỷ USD), chỉ sau SamSung (91.7 tỷ USD).
Cổ phiếu thép Nippon của Nhật Bản tăng 362% trong giai đoạn 2005 – 2007.
3. Nền kinh tế Việt Nam.
Khi so sánh GDP 2024 của Việt Nam với Hàn Quốc, Nhật Bản thì quy mô nền kinh tế của Việt Nam đang khá nhỏ. Năm 2024, GDP của Việt Nam mới chỉ có 465 tỷ USD, trong khi đó Hàn Quốc là 1700 tỷ USD, còn Nhật Bản là 4100 tỷ USD, chính vì thế dư địa tăng trưởng của kinh tế Việt Nam đang còn rất lớn.
Với chính trị ổn định, dự báo trong 10 năm tới thì kinh tế Việt Nam vẫn nằm trong TOP 10 quốc gia có tốc độ tăng trưởng GDP lớn nhất, trung bình khoảng 5.5%/ năm.
Thế nên HPG đang còn rất nhiều việc phải làm để đáp ứng nhu cầu sử dụng thép ở trong nước. Còn chưa kể chính phủ cũng sẽ dùng các chính sách áp thuế tự vệ cho thép nhập khẩu để bảo vệ doanh nghiệp trong nước và nâng cao năng lực sản xuất của quốc gia. Năm 2016, sau khi được Bộ Công Thương áp thuế tự vệ cho phôi thép, ống thép nhập khẩu, HPG cũng hưởng lợi rất lớn, lợi nhuận năm 2016 tăng trưởng gấp 2 lần so với 2015.
4. Sau ngành thép, HPG sẽ làm gì.
Những doanh nghiệp có kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất và phân phối thì sau này vẫn có thể tiếp tục sản xuất những sản phẩm có tiềm năng khác. Ví dụ như POSCO của Hàn Quốc, thì sau khi ngành thép trong nước không còn dư địa tăng trưởng, họ đã tiếp tục mở rộng quy mô sang lĩnh vực sản xuất PIN cho xe điện. Trong năm 2023, cổ phiếu POSCO cũng có mức tăng tới 180% từ sự kỳ vọng đến từ ngành công nghiệp xe điện.
Đây cũng có thể sẽ là hướng đi của HPG trong tương lai khi mà sau 10 năm nữa thì nhu cầu sử dụng thép ở Việt Nam cũng sẽ chậm lại tương tự như các quốc gia lớn khác.
Chi tiết mời anh chị theo dõi hết video:
Theo dõi người đăng bài
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bàn tán về thị trường