Người theo dõi 4
1 Bài viết
4 Người theo dõi
0 Đang theo dõi
Thấy gì từ việc Dragon Capital mua thêm 471.200 cổ phiếu HDG Quỹ Dragon Capital (DG) hay các quỹ ngoại phương Tây lựa chọn siêu cổ theo nguyên tắc bền vững: CP có kết quả, kỳ vọng tăng trưởng tốt, cùng với đó là lãnh đạo có tầm; Xu hướng thị trường; Mẫu hình đẹp, hiểu đơn giản là việc cổ phiếu bứt phá kháng cự và cho thấy đà tăng, chứ không phải là xuất hiện lực bán tháo sau đó, kháng cự mạnh đôi khi là đỉnh cũ của cổ phiếu; Mua theo xu thế tăng, sẵn sàng chấp nhận giá tăng cao khi vượt kháng cự, cũng như trung bình giá lên. Quan điểm này rất khác đa phần nhà đầu tư VN khi ưu tiên bắt đáy, chốt đỉnh hoặc nuôi cổ phiếu từ khi chưa có gì. Đối với HDG, cổ phiếu này đã gần như thoả mãn cả 04 điều kiện trên: DN có kết quả kinh doanh quý trước và nợ không đẹp nhưng triển vọng lợi nhuận tốt về cả 2 mảng bđs và thủy điện, ban lãnh đạo HDG cũng sở hữu nhiều cổ phiếu trong tay. Xu hướng thị trường chung không xấu, các ngành bất động sản, điện đang dẫn sóng. Giá cổ phiếu vượt kháng cự 60 và nhích lên tương đối ổn định với thanh khoản nhỏ, có lực đỡ vào cuối phiên. Do đó, DC sẵn sàng gia tăng 0,3% tỷ lệ sở hữu. Tuy nhiên, việc áp dụng nguyên tắc này không phải lúc nào cũng thành công đối với DC, minh chứng là việc quỹ này đã mua 8,1 triệu cổ phiếu AGG với giá 5x và câu chuyện sau đó thì ai cũng rõ. Có lẽ DC hay bất cứ khối ngoại nào khi đầu tư vào TTCK VN đều chưa tính đến 02 yếu tố khó lường: Một là tâm lý chung của nhà đầu tư VN ưu tiên lướt sóng ngắn hạn hơn so với các thị trường khác, trong khi một cổ phiếu tốt phải được thị trường thừa nhận chứ không phải là cuộc trao tay giữa các quỹ lớn. Hai là các quỹ ngoại phần đa đánh giá tố chất lãnh đạo doanh nghiệp khi đầu tư ở bề nổi là lượng cổ phiếu đang nắm giữ, cách làm truyền thông. Do đó, anh Nhân, anh Quyết và kha khá anh khác mới có cơ hội biến mấy quỹ ngoại thành nhà đầu tư chiến lược. Còn về trường hợp của HDG, có những lý do để tin tưởng đây sẽ không phải là sai lầm của DC, trong đó quan trọng nhất vẫn là việc HDG tập trung vốn vận hành các dự án lớn nên không dồn lực đánh cổ phiếu như mấy doanh nghiệp nhà Louis, ngoài ra, triển vọng quý 4, dài hơi hơn là quý 1 2022 khi các dự án Sông Tranh, Nhạn Hạc, Đắk Mi vận hành ổn định, góp phần giảm nợ vay dài hạn nên tương đối khả quan. Cuối cùng, mỗi người đều có quan điểm đầu tư riêng, không ai đúng, ai sai cả, thị trường lên tất cả đều là chuyên gia, thế nên mọi người hãy có cái nhìn khách quan hơn với mỗi diễn biến song cần kiên định với tư tưởng đầu tư của mình hơn. Thân ái!
1
16/10/2021
Bài viết HAY của chuyên GIA
Xem tất cả
Gợi ý chuyên gia
Sóng vận tải biển liệu đã trở lại?Vận tải biển được nhắc đến từ cuối năm 2020 khi chuỗi cung ứng quốc tế dần hồi phục và sau đó tạo thành một làn sóng trên TTCK. Các mã CK thuộc ngành này đều đã tăng mạnh từ giữa quý 2, sau khi bộ 3 bank, chứng, thép hạ nhiệt, có đợt điều chỉnh vào giữa tháng 8 và tiếp tục đà tăng đến thời điểm hiện tại. Và câu hỏi đặt ra đối với nhà đầu tư lúc này liệu rằng đây là dấu hiệu của đợt sóng vận tải biển tiếp theo hay không?Có thể nói, động lực dẫn dắt cho đà tăng của các cổ phiếu vận tải biển chủ yếu đến từ kỳ vọng kết quả kinh doanh quý 3 năm nay với những con số “khủng” hơn hẳn các ngành khác, đơn cử như lợi nhuận thuần sau cổ đông của CTCP Vận tải và Xếp dỡ Hải An (HAH) ước đạt 80 tỷ đồng, tăng tới 250% so với cùng kỳ hay như với Gemadept (GMD), SSI Research nhận định lợi nhuận quý III/2021 tăng hơn 20% so với cùng kỳ. Điều này đã khiến thị giá của một số doanh nghiệp vận tải biển top đầu nhanh chóng trở lại đà tăng trong khoảng 02 tuần trở lại đây.Tuy nhiên, thời điểm hiện tại có vẻ quá muộn để xem xét sóng vận tải biển dưới hệ quy chiếu quý 3 khi mà cổ phiếu luôn là yếu tố phản ánh trước thực tế, do đó, kỳ vọng của vận tải biển trong quý 4 và dài hơi hơn là năm 2022 cần được chỉ ra từ những yếu tố sau:Một là, triển vọng phục hồi của nền kinh tế hậu Covid. Việc phủ sóng tiêm chủng vaccine, kiểm soát dịch bệnh trên cả nước sẽ tạo đà để nhiều khu vực kinh tế, doanh nghiệp xuất nhập khẩu hoạt động trở lại, kéo theo nhu cầu vận tải biển gia tăng.Hai là, hoạt động của một số lĩnh vực xuất khẩu mang tính chu kỳ khi được đẩy mạnh vào giai đoạn cuối năm như dệt may, hàng tiêu dùng, thực phẩm… đóng vai trò là lượng cầu vững chắc để vận tải biển.Ba là, công suất phục vụ của các công ty vận tải biển, liệu rằng có được nâng cao hay vẫn giữ nguyên so với giai đoạn trước đó. Đây chính là vấn đề mấu chốt khiến cổ phiếu của các doanh nghiệp này tương đối phân hóa khi chỉ có một số doanh nghiệp đầu ngành tăng mạnh trở lại như GMD (dự kiến chạy hết công suất trong quý IV), HAH (mở rộng số lượng tàu thuê), DVP (hưởng lợi từ đề án dịch chuyển cảng Hải Phòng). Nếu như 02 yếu tố trên là điều kiện cần mang tính vĩ mô, chu kỳ thì yếu tố dưới là điều kiện đủ để chỉ ra sóng ngành có tồn tại hay không.Mặc dù có nhiều cơ sở để cho thấy sóng vận tải biển đang manh nha trở lại, tuy nhiên nhà đầu tư cần thận trọng hơn khi câu chuyện tăng giá cước trở nên “bình thường”, lợi nhuận của nhóm doanh nghiệp này điều chỉnh khi hoạt động kinh tế ổn định trở lại, cũng như nền giá đối với từng cổ phiếu hiện nay. Do đó, chiến lược giao dịch với vận tải biển thời gian tới cần chú ý vào một số điểm sau:Đối với các doanh nghiệp đầu ngành, bám sát tiến độ mở rộng công suất và các động thái có dấu hiệu tăng vốn như phát hành cổ phiếu bằng cổ tức, bán cổ phiếu quỹ… để xác nhận khả năng kỳ vọng xảy ra.Đối với các doanh nghiệp còn lại, cần xác nhận sóng từ tín hiệu tăng đồng loạt trong thời gian tới từ nhóm đầu ngành, nhất là sau khi kết quả kinh doanh quý 3 được công bố. Nhà đầu tư có thể chú ý tới các cổ phiếu có giai đoạn tích lũy dài song đà tăng chưa tới như CCL, CDN.Hình: Cảng Nhơn Trạch, Đồng Nai (nguồn: Interner)
Sóng vận tải biển liệu đã trở lại?Vận tải biển được nhắc đến từ cuối năm 2020 khi chuỗi cung ứng quốc tế dần hồi phục và sau đó tạo thành một làn sóng trên TTCK. Các mã CK thuộc ngành này đều đã tăng mạnh từ giữa quý 2, sau khi bộ 3 bank, chứng, thép hạ nhiệt, có đợt điều chỉnh vào giữa tháng 8 và tiếp tục đà tăng đến thời điểm hiện tại. Và câu hỏi đặt ra đối với nhà đầu tư lúc này liệu rằng đây là dấu hiệu của đợt sóng vận tải biển tiếp theo hay không?Có thể nói, động lực dẫn dắt cho đà tăng của các cổ phiếu vận tải biển chủ yếu đến từ kỳ vọng kết quả kinh doanh quý 3 năm nay với những con số “khủng” hơn hẳn các ngành khác, đơn cử như lợi nhuận thuần sau cổ đông của CTCP Vận tải và Xếp dỡ Hải An (HAH) ước đạt 80 tỷ đồng, tăng tới 250% so với cùng kỳ hay như với Gemadept (GMD), SSI Research nhận định lợi nhuận quý III/2021 tăng hơn 20% so với cùng kỳ. Điều này đã khiến thị giá của một số doanh nghiệp vận tải biển top đầu nhanh chóng trở lại đà tăng trong khoảng 02 tuần trở lại đây.Tuy nhiên, thời điểm hiện tại có vẻ quá muộn để xem xét sóng vận tải biển dưới hệ quy chiếu quý 3 khi mà cổ phiếu luôn là yếu tố phản ánh trước thực tế, do đó, kỳ vọng của vận tải biển trong quý 4 và dài hơi hơn là năm 2022 cần được chỉ ra từ những yếu tố sau:Một là, triển vọng phục hồi của nền kinh tế hậu Covid. Việc phủ sóng tiêm chủng vaccine, kiểm soát dịch bệnh trên cả nước sẽ tạo đà để nhiều khu vực kinh tế, doanh nghiệp xuất nhập khẩu hoạt động trở lại, kéo theo nhu cầu vận tải biển gia tăng.Hai là, hoạt động của một số lĩnh vực xuất khẩu mang tính chu kỳ khi được đẩy mạnh vào giai đoạn cuối năm như dệt may, hàng tiêu dùng, thực phẩm… đóng vai trò là lượng cầu vững chắc để vận tải biển.Ba là, công suất phục vụ của các công ty vận tải biển, liệu rằng có được nâng cao hay vẫn giữ nguyên so với giai đoạn trước đó. Đây chính là vấn đề mấu chốt khiến cổ phiếu của các doanh nghiệp này tương đối phân hóa khi chỉ có một số doanh nghiệp đầu ngành tăng mạnh trở lại như GMD (dự kiến chạy hết công suất trong quý IV), HAH (mở rộng số lượng tàu thuê), DVP (hưởng lợi từ đề án dịch chuyển cảng Hải Phòng). Nếu như 02 yếu tố trên là điều kiện cần mang tính vĩ mô, chu kỳ thì yếu tố dưới là điều kiện đủ để chỉ ra sóng ngành có tồn tại hay không.Mặc dù có nhiều cơ sở để cho thấy sóng vận tải biển đang manh nha trở lại, tuy nhiên nhà đầu tư cần thận trọng hơn khi câu chuyện tăng giá cước trở nên “bình thường”, lợi nhuận của nhóm doanh nghiệp này điều chỉnh khi hoạt động kinh tế ổn định trở lại, cũng như nền giá đối với từng cổ phiếu hiện nay. Do đó, chiến lược giao dịch với vận tải biển thời gian tới cần chú ý vào một số điểm sau:Đối với các doanh nghiệp đầu ngành, bám sát tiến độ mở rộng công suất và các động thái có dấu hiệu tăng vốn như phát hành cổ phiếu bằng cổ tức, bán cổ phiếu quỹ… để xác nhận khả năng kỳ vọng xảy ra.Đối với các doanh nghiệp còn lại, cần xác nhận sóng từ tín hiệu tăng đồng loạt trong thời gian tới từ nhóm đầu ngành, nhất là sau khi kết quả kinh doanh quý 3 được công bố. Nhà đầu tư có thể chú ý tới các cổ phiếu có giai đoạn tích lũy dài song đà tăng chưa tới như CCL, CDN.Hình: Cảng Nhơn Trạch, Đồng Nai (nguồn: Interner)
2
12/10/2021
Triển vọng của HDGNay thấy nhiều ae hỏi mình về việc HDG phát hành ESOP và sợ rằng đây là thủ đoạn xả giấy, úp bô nhà đầu tư. Theo kinh nghiệm của mình thì đây là tín hiệu tích cực:- Công ty ấn định tỷ lệ ESOP dưới 1%, thấp hơn nhiều quy định chung (5%), đồng thời chưa áp mức giá 10k như nhiều công ty vẫn làm mà để ngỏ vào thời điểm phát hành, 10k được xác định là mức thấp nhất. Do đó, về bản chất việc phát hành lần này khác với cách làm ESOP của công ty nhằm kiếm lời cho nội bộ nhiều nhất có thể. - HDG vận hành nhiều mảng bước đầu có lợi nhuận tốt về điện, suất đầu tư rất ổn (34,2 tỷ/1 MW). Tuy nhiên, HDG giai đoạn đầu năm mảng bất động sản và xây lắp gặp nhiều khó khăn, lại thêm áp lực nợ, nên tất yếu cần thêm vốn để tranh thủ làn sóng phục hồi. Trong bối cảnh đó, việc HDG phát hành esop, chứng quyền, cổ tức cp nhằm gia tăng vốn điều lệ là dễ hiểu. Nên nhớ rằng nếu công ty có nhiều dự án đang triển khai (chưa vận hành sinh lời) mà chi trả cổ tức, thưởng nhiều bằng tiền chứng tỏ có vấn đề. Mình nói thêm rằng, cổ tức bằng tiền chỉ thực sự có giá trị khi công ty phát hành gói gọn hoạt động trong số dự án cố định, công suất bao năm không đổi như khai thác gỗ, thủy điện...- Về kỳ vọng thời gian tới, mình cho rằng HDG rất khả quan về doanh thu bất động sản, thủy điện. Thực địa dự án Charm Villa và các khu đất thổ cư lân cận cho thấy giá thực tế đang trong đà tăng theo tiến độ đô thị hoá, phát triển hạ tầng khu vực An Khánh nên doanh thu có thể vượt dự kiến. Về tín hiệu kỹ thuật, mình thấy giá break mẫu hình lá cờ nhưng vol chưa thực sự khủng. Theo VSA thì thấy rằng bản thân BBs còn khá nhiều hàng, thậm chí là lỗ nên chưa thể phân phối do dính 2 phiên sập nặng trong tháng 8,9. Do đó, rất cần hành động giá mạnh mẽ cụ thể của BBs thời gian tới để đẩy giá cao hơn. - Kỳ vọng giá HDG theo đồ thị này ngắn hạn đạt mức 68 7x là khả thi, dài hạn phải chờ vào kết quả kinh doanh quý 3 tới đây.
2
08/10/2021