Ảnh đại diện
Sóng vận tải biển liệu đã trở lại?
Vận tải biển được nhắc đến từ cuối năm 2020 khi chuỗi cung ứng quốc tế dần hồi phục và sau đó tạo thành một làn sóng trên TTCK. Các mã CK thuộc ngành này đều đã tăng mạnh từ giữa quý 2, sau khi bộ 3 bank, chứng, thép hạ nhiệt, có đợt điều chỉnh vào giữa tháng 8 và tiếp tục đà tăng đến thời điểm hiện tại. Và câu hỏi đặt ra đối với nhà đầu tư lúc này liệu rằng đây là dấu hiệu của đợt sóng vận tải biển tiếp theo hay không?
Có thể nói, động lực dẫn dắt cho đà tăng của các cổ phiếu vận tải biển chủ yếu đến từ kỳ vọng kết quả kinh doanh quý 3 năm nay với những con số “khủng” hơn hẳn các ngành khác, đơn cử như lợi nhuận thuần sau cổ đông của CTCP Vận tải và Xếp dỡ Hải An (HAH) ước đạt 80 tỷ đồng, tăng tới 250% so với cùng kỳ hay như với Gemadept (GMD), SSI Research nhận định lợi nhuận quý III/2021 tăng hơn 20% so với cùng kỳ. Điều này đã khiến thị giá của một số doanh nghiệp vận tải biển top đầu nhanh chóng trở lại đà tăng trong khoảng 02 tuần trở lại đây.
Tuy nhiên, thời điểm hiện tại có vẻ quá muộn để xem xét sóng vận tải biển dưới hệ quy chiếu quý 3 khi mà cổ phiếu luôn là yếu tố phản ánh trước thực tế, do đó, kỳ vọng của vận tải biển trong quý 4 và dài hơi hơn là năm 2022 cần được chỉ ra từ những yếu tố sau:
Một là, triển vọng phục hồi của nền kinh tế hậu Covid. Việc phủ sóng tiêm chủng vaccine, kiểm soát dịch bệnh trên cả nước sẽ tạo đà để nhiều khu vực kinh tế, doanh nghiệp xuất nhập khẩu hoạt động trở lại, kéo theo nhu cầu vận tải biển gia tăng.
Hai là, hoạt động của một số lĩnh vực xuất khẩu mang tính chu kỳ khi được đẩy mạnh vào giai đoạn cuối năm như dệt may, hàng tiêu dùng, thực phẩm… đóng vai trò là lượng cầu vững chắc để vận tải biển.
Ba là, công suất phục vụ của các công ty vận tải biển, liệu rằng có được nâng cao hay vẫn giữ nguyên so với giai đoạn trước đó. Đây chính là vấn đề mấu chốt khiến cổ phiếu của các doanh nghiệp này tương đối phân hóa khi chỉ có một số doanh nghiệp đầu ngành tăng mạnh trở lại như GMD (dự kiến chạy hết công suất trong quý IV), HAH (mở rộng số lượng tàu thuê), DVP (hưởng lợi từ đề án dịch chuyển cảng Hải Phòng). Nếu như 02 yếu tố trên là điều kiện cần mang tính vĩ mô, chu kỳ thì yếu tố dưới là điều kiện đủ để chỉ ra sóng ngành có tồn tại hay không.
Mặc dù có nhiều cơ sở để cho thấy sóng vận tải biển đang manh nha trở lại, tuy nhiên nhà đầu tư cần thận trọng hơn khi câu chuyện tăng giá cước trở nên “bình thường”, lợi nhuận của nhóm doanh nghiệp này điều chỉnh khi hoạt động kinh tế ổn định trở lại, cũng như nền giá đối với từng cổ phiếu hiện nay. Do đó, chiến lược giao dịch với vận tải biển thời gian tới cần chú ý vào một số điểm sau:
Đối với các doanh nghiệp đầu ngành, bám sát tiến độ mở rộng công suất và các động thái có dấu hiệu tăng vốn như phát hành cổ phiếu bằng cổ tức, bán cổ phiếu quỹ… để xác nhận khả năng kỳ vọng xảy ra.
Đối với các doanh nghiệp còn lại, cần xác nhận sóng từ tín hiệu tăng đồng loạt trong thời gian tới từ nhóm đầu ngành, nhất là sau khi kết quả kinh doanh quý 3 được công bố. Nhà đầu tư có thể chú ý tới các cổ phiếu có giai đoạn tích lũy dài song đà tăng chưa tới như CCL, CDN.
Hình: Cảng Nhơn Trạch, Đồng Nai (nguồn: Interner)
Sóng vận tải biển liệu đã trở lại?. Vận tải biển được nhắc đến từ cuối năm 2020 khi chuỗi cung ứng quốc  ...
Nhà đầu tư lưu ý
2 Yêu thích
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ