menu
24hmoney

Bài của Nghi Trương

Ảnh đại diện Pro
Tìm hiểu sơ bộ ngành thép trong nền kinh tế.
Thép thuộc nhóm ngành Vật liệu cơ bản, sản phẩm từ thép đóng vai trò đầu vào của nhóm Ngành Công nghiệp như: Xây dựng (49%), Cơ khí (16%), Sản xuất ô tô (9%), Sản xuất kim loại (11%),…
Công nghiệp và Xây dựng chiếm 39% trong cơ cấu GDP NĂM 2022, trong đó ngành Thép đóng góp 5.6% trong cơ cấu GDP của nền kinh tế. Đây là một con số khá lớn so với các ngành sản xuất khác, vì vậy có thể nói đây là ngành không thể thiếu đối với sự tăng trưởng của nền kinh tế.
Chuỗi giá trị ngành thép
Cung – Cầu
Nguồn cung ảnh hưởng đến giá thép thế giới và Việt Nam
· Quốc gia khai thác và xuất khẩu quặng sắt: Brazil (20%), Úc (36%), Trung Quốc (9%), khác…
· Thị trường nhập khẩu than cốc của Việt Nam: Úc (50%), Indonesia (33%), Nga (7%), khác,…
· Thép phế - có nhiều nhất ở châu Âu và Bắc Mỹ. Ngược lại, châu Á là vùng tiêu thụ lượng thép phế nhiều nhất.
· Quốc gia xuất khẩu (2021): Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật, Mỹ, Nga, Hàn Quốc,…
Nhu cầu ảnh hưởng đến thép thế giới và Việt Nam
· Thị trường tiêu thụ nước ngoài - Trung Quốc, chính sách tài khóa các quốc gia khác
· Thị trường tiêu thụ trong nước - BĐS dân dụng - đầu tư công
· Quốc gia nhập khẩu (2021): EU, Mỹ, Trung Quốc, Đức, Italy, Thổ Nhĩ Kỳ, Hàn Quốc,…
10 quốc gia có sản lượng thép thô lớn nhất thế giới (Nguồn: World Steel).
Chu kỳ ngành Thép
Chu kỳ ngành Thép bị tác động mạnh bởi chu kỳ kinh tế, chu kỳ giá hàng hóa đầu ra và đầu vào.
· Ngành thép sẽ cực kỳ hưng thịnh khi các chính sách tài khóa được đẩy mạnh - đầu tư công, xây dựng và sản xuất công nghiệp phát triển thì nhu cầu thép mới tăng lên;
· Nhưng khi nền kinh tế suy thoái và thu hẹp thì nhu cầu này sẽ giảm mạnh và khiến doanh thu của ngành thép giảm mạnh;
· Chu kỳ giá đầu vào như quặng sắt, than cốc, thép phế tăng/ giảm giá cũng khiến cho giá thành phẩm thép thanh và HRC biến động;
· Chu kỳ kinh tế của các cường quốc như Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản cũng ảnh hưởng mạnh đến chu kỳ của ngành Thép. Việc các quốc gia này đưa ra các chính sách kinh tế cũng sẽ tác động gián tiếp đến cung cầu thép trên thế giới.
Chu kỳ lợi nhuận các DN nhóm ngành thép
Doanh thu doanh nghiệp ngành thép cũng có tính chu kỳ phụ thuộc vào 2 yếu
tố là Giá bán và Sản lượng.
· Giá thép trong nước phụ thuộc vào giá thế giới vì hầu hết các nguyên vật liệu đầu vào đều phải nhập khẩu từ nước ngoài từ quặng sắt, thép phế liệu, than cốc cho tới thiết bị như trục cán, vật liệu chịu lửa, điện cực graphite,…
· Sản lượng tiêu thụ thì tùy thuộc nhu cầu trong nước hay xuất khẩu. Nếu như trong nước thì sản lượng tiêu thụ sẽ phụ thuộc vào đầu tư công - xây dựng đường cao tốc, sân bay, cảng biển; phát triển bất động sản nhà ở. Còn với sản lượng nước ngoài thì phụ thuộc vào chiến tranh, đầu tư công của quốc gia khác, chính sách xuất nhập khẩu,…
· Hàng tồn kho nguyên vật liệu đầu vào/ thành phẩm: Vì DN Thép sẽ xuất kho theo nguyên tắc FIFO (first in first out), vì vậy nếu DN tích lũy được NVL/ thành phẩm giá rẻ thì khi sản xuất sẽ có giá vốn thấp => khi giá thép thế giới tăng thì sẽ bán được với biên lợi nhuận cao.
· Ngược lại, khi tồn kho giá cao khi chu kỳ giá thành phẩm giảm, DN phải bán giá thấp để giải phóng hàng tồn kho sẽ dẫn đến không có lợi nhuận thậm chí là lỗ.
Với những doanh nghiệp sản xuất hàng hóa như thép thì lợi nhuận tăng trưởng so với cùng kỳ sẽ cực kỳ đột biến có thể tăng 100-200% YoY, nhưng khi giá thép thế giới giảm sâu + sản lượng tiêu thụ giảm thì đồng nghĩa với lợi nhuận cũng giảm sâu, đôi khi là lỗ vài quý.
Do liên quan đến Giá thép thế giới nền cũng khiến cho giá cổ phiếu ngành thường phản ứng trước cả khi có KQKD quý đó và thường tăng với mức không tưởng x2-x5 lần từ đáy, nhưng khi số liệu KQKD đẹp nhất xuất hiện thì thường là lúc nhóm này tạo đỉnh và bắt đầu suy thoái.
Chu kỳ giá cổ phiếu ngành thép
Lịch sử thì 10 năm qua, Lợi nhuận và Giá cổ phiếu các DN thép trong nước đang đồng pha với giá thép thế giới. Kết hợp thêm việc mở rộng thêm các nhà máy và thị trường xuất khẩu giúp cho lợi nhuận nhóm ngành này sẽ tăng trưởng đột biến mỗi khi giá thép thế giới bước vào chu kỳ tăng. Lợi nhuận cổ phiếu ngành thép cực kỳ có tính chu kỳ và cần nhạy bén trong đầu tư với nhóm này. Khi bước vào chu kỳ tăng thì nó có thể tăng 3-4 quý, lợi nhuận tăng đến 100-200% so với cùng kỳ; nhưng khi đã bước vào chu kỳ giảm - dư thừa thép thì nó có thể giảm từ 3-5 năm, nhiều doanh nghiệp thậm chí lỗ nhiều quý và có nguy cơ phá sản. Vì vậy, hoàn toàn không nên trung bình giá hoặc bắt đáy nhóm này vì nó có thể giảm liên tục về những mức định giá không tưởng như trường hợp năm 2013-2015.
Phân tích SWOT ngành Thép Việt Nam
Điểm mạnh
· Tốc độ tăng trưởng của ngành Thép Việt Nam 14.9%/năm. Đây là yếu tố quan trọng - xác định được chỉ số này sẽ giúp chúng ta xem xét ngành này có còn hấp dẫn so với các ngành khác hay không. Năng lực sản xuất của ngành Thép Việt Nam.
· Từ một nước chỉ chuyên Gia công và Sản xuất Tôn mạ; phải liên doanh với nước ngoài để sản xuất Thép xây dựng thì tính đến năm 2021, Việt Nam đã có thể tự sản xuất được thép HRC để đáp ứng nhu cầu trong nước. Ngoài ra, thì gần đây HPG cũng đã sản xuất được những sản phẩm thép theo tiêu chuẩn nước ngoài để xuất khẩu như (thép làm tanh lốp xe ôtô, thép thanh vằn đóng cuộn tiêu chuẩn Anh Quốc,..).
· Nhu cầu thép của nền kinh tế tăng trưởng đều đặn. Nhưng cũng cần quan tâm đến những phát minh và yếu tố mới.
Ngành thép sẽ là ngành tăng trưởng dài hạn, phát triển cùng với nền kinh tế của các quốc gia. Kinh tế muốn phát triển thì cơ sở hạ tầng cũng phải đồng bộ và phát triển theo.
Trong vòng 50 năm qua, sản lượng thép toàn cầu đã tăng gấp ba lần, điều này cho thấy các quốc gia trên thế giới cũng phát triển mạnh cơ sở hạ tầng. Ngành sản xuất Thép có xu hướng dịch chuyển sang các quốc gia phát triển ở Châu Á như Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam,… Ngược lại, các quốc gia phát triển như Mỹ, Nga, EU đã giảm quy mô sản xuất trong nước và phụ thuộc nhiều hơn vào nhập khẩu.
Điểm yếu
· Công nghệ sản xuất lạc hậu chủ yếu vẫn là lò BOF, mặc dù đã có sự chuyển dịch sang lò EAF và IF nhưng hầu hết 60% các nhà máy ở VN vẫn dùng lò BOF. Việc dùng lò BOF lâu năm sẽ gây nên tình trạng sản phẩm kém chất lượng và sản lượng sản xuất thấp. Công nghệ lạc hầu có thể gây nên tiêu hao nhiều nguyên liệu hơn dẫn đến chi phí sản xuất tăng lên. Ngoài ra, cần để ý thêm công nghệ DRI lọc khí CO2, vì đây sẽ là tiêu chí bắt buộc áp dụng trong thời gian tới.
· Giá thành sản xuất cao làm tính cạnh tranh của DN trong ngành thép Việt Nam với thế giới trở nên yếu.
Do hầu hết các nguyên vật liệu đều phải nhập khẩu từ nước ngoài dẫn đến không chủ động được giá vật liệu và nguồn cung nguyên vật liệu.
· Chính sách Thuế bảo hộ trong ngành thép còn cao.
Hầu hết các nước đều đang có những chính sách thuế nhằm bảo hộ cho giá thép trong nước.
Cơ hội
Gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, Hiệp định thương mại EVFTA, ATIGA giúp cho thép Việt Nam xuất khẩu dễ hơn sang các nước ASEAN và EU.
· Chính sách phát triển cơ sở hạ tầng được đẩy mạnh.
Hãy nhìn vào cơ sở hạ tầng của TQ trong 10 năm qua chúng ta thấy có một sự phát triển thần kỳ, đưa hệ thống giao thông tốc độ cao như đường sắt, cao tốc 8 làn xe đến từng thành phố. Giúp cho hệ thống logistic nước này phát triển vượt bậc.Việt Nam cũng đang trong quá trình đó, đẩy mạnh hệ thống đường cao tốc Bắc - Nam giúp cho giao thông các vùng kết nối. Khi hệ thống giao thông đã có thì sẽ hình thành nên các Khu công nghiệp, các vùng kinh tế và các khu đô thị lớn.
· Do vấn đề môi trường nên hiện việc cấp giấy phép mở mới nhà máy sản xuất thép sẽ khá khó. Vì vậy, tính cạnh tranh bởi doanh nghiệp mở mới ngành này sẽ giảm xuống trong 20 năm tới.
Đơn cử như Trung Quốc với chính sách Bảo vệ môi trường đã đóng cửa những nhà máy thép nhỏ và chuyển sang nhập khẩu thép từ bên ngoài.
Thách thức/ Rủi ro
· Muốn xuất khẩu nhiều hơn hoặc không phụ thuộc vào các sản phẩm thép nhập khẩu thì các DN Việt Nam phải nâng cao năng lực nhiều hơn. Cần sản xuất ra những sản phẩm chất lượng cao theo chuẩn quốc tế để không phụ thuộc việc nhập khẩu.
· Chủ động trong khâu nguyên vật liệu đầu vào. Đây là điều DN thép Việt Nam chưa làm được dẫn đến giá thành biến động theo giá thế giới, và phụ thuộc vào nguồn cung trên thế giới. Năm 2021, thì HPG đã chủ động mua quặng sắt (iron ore) tại Australia giúp chủ động trong nguồn cung đầu vào của DN này.
· Chủ động trong khâu nguyên vật liệu đầu vào. Đây là điều DN thép Việt Nam chưa làm được dẫn đến giá thành biến động theo giá thế giới, và phụ thuộc vào nguồn cung trên thế giới. Năm 2021, thì HPG đã chủ động mua quặng sắt (iron ore) tại Australia giúp chủ động trong nguồn cung đầu vào của DN này.
· Chủ động trong khâu nguyên vật liệu đầu vào. Đây là điều DN thép Việt Nam chưa làm được dẫn đến giá thành biến động theo giá thế giới, và phụ thuộc vào nguồn cung trên thế giới. Năm 2021, thì HPG đã chủ động mua quặng sắt (iron ore) tại Australia giúp chủ động trong nguồn cung đầu vào của DN này.
Các doanh nghiệp triển vọng trong ngành
1. HPG – Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát
2. HSG – Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoa Sen
3. NKG – Công ty Cổ phần thép Nam Kim
4. TVN – Công ty Thép Việt Nam
5. POM – Công ty cổ phần thép Pomina
Nhà đầu tư lưu ý
Mã liên quan
Giá
Biểu đồ

28.30

-0.55 (-1.91%)

Biểu đồ mã HPG

23.90

-0.95 (-3.82%)

Biểu đồ mã HSG
Xem thêm Xem thêm
2 Yêu thích
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ