24HMoney

Bài của Nguyễn Ngọc Tâm

menu
Ảnh đại diện
Tiếp Đà Tăng Trong Tháng 8 - Liệu VnIndex Có Bùng Nổ Vượt Đỉnh 1.300 Trong Tháng 9
+ Tổng quan TTCK Việt Nam tháng 8/2024:

- Thứ nhất: Trong tháng 8, chỉ số VN-Index tăng 2.6%, mặc dù chịu áp lực bán theo đà giảm của thị trường toàn cầu (S&P500: -4.8%; Nasdag: -5.8%; DJI: -4.1%; Nikkei 225: -17.5%) trong 3 phiên giao dịch đầu tháng 8 (1/8 - 5/8), tuy nhiên VN-Index đã nhanh chóng hồi phục trở lại ngay sau đó khi được hỗ trợ bởi một số yếu tố bao gồm: (1)TTCK toàn cầu tăng mạnh trở lại với S&P500 +8.9%, Nasdaq +9,3%; DJI +7,4%; Nikkei 225 +22,9%. (2)Thị trường gia tăng kỳ vọng về việc loại bỏ nút thắt “yêu cầu ký quỹ trước giao dịch”, một tiêu chí quan trọng để đáp ứng các tiêu chí nâng hạng thị trường của FTSE. (3)Tỷ giá USD/VND hạ nhiệt giúp hỗ trợ tâm lý thị trường (tỷ giá USD/VND giảm 1.6% trong tháng 8). (4)Cổ phiếu nhóm bất động sản bật tăng trở lại 4.5% trong tháng 8 khi ba luật sửa đổi bao gồm Luật đất đai 2024, Luật Nhà ở 2024 và Luật kinh doanh BĐS 2023 có hiệu lực từ ngày 1/8.
Tính từ đầu năm đến cuối tháng 8/2024, VnIndex đã tăng 13.6%, vượt trội so với một số thị trường trong cùng khu vực như Philipines (+6.9%), Indo (+5.5%), Thái Lan (-4%).
- Thứ hai: Phần lớn các nhóm ngành đều tăng điểm, ngoại trừ ngành Công nghiệp và Y tế. Trong tháng 8, ngành Dịch vụ Tài chính (không bao gồm ngân hàng, BĐS, bảo hiểm) ghi nhận mức tăng trưởng mạnh nhất (+5.2%), được hỗ trợ bởi HCM (+15.6%), FTS (+17.5%), BSI (+14.3%), MBS (+6.6%), SSI (+6%),… Đứng thứ hai là ngành Bất động sản (+4.5%) nhờ sự tăng giá mạnh của PDR (+13.4%), DXG (+13.4%), VHM (+13.1%),… Trong khi đó ngành Tiêu dùng đứng thứ ba (+4.4%), đóng góp chính đến từ MWG (+9.4%) và FRT (+5.2%). Ngược lại, hai nhóm ngành giảm điểm gồm Công nghiệp (-2%) và Y tế (-0.4%).
- Thứ ba: Thanh khoản thị trường tiếp tục giảm tháng thứ hai liên tiếp. Trong tháng 8, giá trị giao dịch trung bình ngày (GTGDTB) trên HoSE và trên tổng cả ba sàn đều giảm lần lượt 2.4% và 4.1% so với tháng 7 với giá trị đạt 663 triệu USD và 743 triệu USD. Tuy nhiên, luỹ kế 8 tháng đầu năm 2024, GTGDTB trên tổng cả 3 sàn tăng 1.4 lần so với cùng kỳ 2023 với giá trị đạt gần 923 triệu USD.
- Thứ tư: Khối ngoại tiếp tục là điểm trừ của thị trường khi có tháng thứ 7 bán ròng liên tiếp. Tổng khối lượng bán ròng của khối ngoại trên tổng cả 3 sàn trong tháng 8 là gần 152 triệu USD; Top bán ròng bao gồm: HPG (-99.6 triệu USD), VHM (-88.1 triệu USD), VJC (-57.3 triệu USD). Ngược lại, họ mua ròng chủ yếu VNM (+69.5 triệu USD), FPT (+59.6 triệu USD), và HDB (+26 triệu USD). Luỹ kế 8 tháng đầu năm 2024, khối ngoại bán ròng 2.6 tỷ USD trên toàn thị trường chứng khoán Việt Nam ( so với mức cùng kỳ năm 2023 là 111.8 triệu USD). Đây là xu hướng đà bán ròng chung của khối ngoại tại các thị trường lân cận Việt Nam như sàn SET của Thái Lan (-3.4 tỷ USD), sàn PCOMP của Philippines (-324 triệu USD).
+ Số liệu vĩ mô: kinh tế Việt Nam duy trì đà hồi phục

- Sản xuất chế biến chế tạo tiếp tục đà mở rộng ở cả chỉ số sản xuất công nghiệp và xuất khẩu: trong tháng 8, nhập khẩu (+12.4% svck), xuất khẩu (+14.5% svck); cán cân thương mại thăng dư trong 8 tháng đầu năm đạt 19 tỷ USD.
- Vốn FDI tiếp tục xu hướng khả quan trong khi tỷ lệ giải ngân đầu tư công cải thiện hơn trong tháng 8. Giải ngân FDI trong 8 tháng đầu năm đạt 14,15 tỷ USD – tăng 8,0% svck và phần lớn giải ngân vào lĩnh vực chế biến chế tạo (80% tổng vốn giải ngân). Tổng vốn đăng ký cấp mới và điều chỉnh 8 tháng đầu năm đạt 17,7 tỷ USD, tăng 22% svck trong đó các dự án từ Trung Quốc và Hồng Kong chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng vốn đăng ký (đạt 580 triệu USD).
- Tỷ giá hạ nhiệt trong tháng 8 và NHNN có động thái tích cực hơn trong việc điều hành chính sách tiền tệ. Lãi suất trên cả thị trường 1 và thị trường 2 đều khá ổn định. Tín dụng hệ thống tính đến cuối tháng 8 tăng 7,31% so với cuối năm 2023, tương đương mức tăng 15,7% svck.
+ Triển vọng thị trường: Trong tháng 9, tâm lý thị trường có thể sẽ được hỗ trợ bởi một số yếu tố sau:
- Kỳ vọng kết quả kinh tế xã hội tháng 8 theo công bố của Tổng cục Thống kê vào ngày 6/9 sẽ duy trì tích cực, đặc biệt là các lĩnh vực sản xuất, xuất khẩu và du lịch.
- Lượng đơn hàng tiếp tục gia tăng theo báo cáo PMI của S&P Global, cho thấy hoạt động sản xuất và xuất khẩu có thể tiếp tục tăng trưởng.
- Thị trường chứng khoán toàn cầu và thị trường Việt Nam đang kỳ vọng FED sẽ cắt giảm lãi suất trong cuộc họp tháng 9 này ( diễn ra ngày 17/9 - 18/9).
- Định giá thị trường đang ở mức hấp dẫn: Tính đến ngày 6/9/2024, P/E của VN-Index tăng nhẹ lên mức 11.6 lần, đây là mức hấp dẫn so với một số TTCK trong khu vực Đông Nam Á.
+ Chiến lược hành động: Nhìn chung, thị trường đang ở tâm lý giao dịch thận trọng trong bối cảnh theo dõi các dữ liệu về kịch bản kinh tế Mỹ. Rủi ro trong ngắn hạn là có nhưng thị trường cũng đang được hỗ trợ bởi nhiều yếu tố tác động tích cực từ vĩ mô khi tăng trưởng đi kèm với CSTT và chính sách tài khoá theo hướng hỗ trợ. Kỳ vọng điểm số và thanh khoản của thị trường sẽ khởi sắc trong tháng 9 và quý cuối năm 2024. Vì thế, nhà đầu tư không cần quá bi quan với thị trường mà nên duy trì một tỷ trọng hàng phù hợp.
Tiếp Đà Tăng Trong Tháng 8 - Liệu VnIndex Có Bùng Nổ Vượt Đỉnh 1.300 Trong Tháng 9. - Thứ nhất: Trong  ...
Nhà đầu tư lưu ý
Mã chứng khoán liên quan bài viết
1,285.46 -1.06 (-0.08%)
1,362.69 -0.20 (-0.01%)
229.21 -0.91 (-0.40%)
prev
next
1 Yêu thích
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ