menu
24hmoney

Bài của Positive Flow

Pro
NGÀNH THÉP: LIỆU ĐÃ CHẠM ĐÁY NỖI ĐAU ?
-------------------------------------------
NGÀNH THÉP: LIỆU ĐÃ CHẠM ĐÁY NỖI ĐAU ?. -------------------------------------------. Mặc dù theo dõi  ...
Mặc dù theo dõi sát cổ phiếu HPG, tuy nhiên chúng tôi cũng phải bất ngờ khi KQKD Q3 của Hòa Phát “ra lò”. Quả thật chủ tịch Trần Đình Long đã rất thẳng thắn và chân thành cảnh báo cổ đông về KQKD quý 2 và 3 ngành thép sẽ rất “thê thảm”, giá cổ phiếu HPG từ ngày ĐHĐCĐ 24/5 đến nay đã giảm >30%.
Thép là chỉ báo sớm của ngành Công nghiệp, cũng giống như Chứng khoán là chỉ báo của nền kinh tế. Và các chỉ báo này đều đang báo hiệu một tương lai KHÔNG TÍCH CỰC cho nền kinh tế. Vậy cổ phiếu chu kỳ ngành thép liệu đã “chạm đáy nỗi đau” và bao giờ có thể trở lại ?
-------------------------------------------
𝗡𝗚𝗔̀𝗡𝗛 𝗧𝗛𝗘́𝗣 𝗦𝗨𝗬 𝗚𝗜𝗔̉𝗠 𝗡𝗔̣̆𝗡𝗚 𝗡𝗘̂̀
Ngành thép có lẽ đã bắt đầu chu kỳ đi xuống từ cuối năm 2021, tuy nhiên cuộc chiến Nga-Ukraine nổ ra làm thiếu hụt cục bộ nguồn cung khiến nhu cầu tăng lên một thời gian ngắn trong tháng 3/2022 rồi sau đó tiếp tục suy giảm. Điều này đã được TTCK xác nhận, cổ phiếu thép liên tục giảm giá kể từ cuối năm 2021. (Hình 1)
NGÀNH THÉP: LIỆU ĐÃ CHẠM ĐÁY NỖI ĐAU ?. -------------------------------------------. Mặc dù theo dõi  ...
Có thể điểm qua một vài lý do khiến ngành thép suy yếu, bao gồm:
(1) Giá nguyên vật liệu (NVL) - than đá, quặng sắt, … đạt đỉnh trong khi giá thép đã đi xuống --> Hàng tồn kho giá cao các quý trước phải bán theo giá thép hiện tại đã xuống thấp.
(2) Chi phí logistics quá cao do chuỗi cung ứng toàn cầu bị gián đoạn làm tăng chi phí xuất khẩu;
(3) Xu hướng thắt chặt đầu tư trong và ngoài nước do lo sợ suy thoái kinh tế. Lãi suất tại các thị trường nước ngoài tăng mạnh khiến dòng vốn đầu tư vào VN đảo chiều;
(4) Ngành BĐS gặp nhiều khó khăn về đầu ra + tín dụng thắt chặt, ngoài ra đầu tư công cũng bị chậm trễ tiến độ --> Yếu vốn đầu tư, ngành xây dựng cũng bị ảnh hưởng.
(5) Rủi ro tỷ giá cho nhiều DN nhập khẩu NVL do giá USD liên tục tăng khiến Giá vốn + Chi phí vay USD tăng.
Sản lượng tiêu thụ (bao gồm cả xuất khẩu) của nhiều DN suy giảm. Một số công ty phải tạm dừng lò cao, một số vẫn phải tiếp tục duy trì do chi phí tạm dừng lò cao rất tốn kém. Với việc phải bán thép tồn kho giá cao do chi phí NVL tăng, trong khi thời điểm bán thì giá thép đã đi xuống khiến Lợi nhuận gộp và Lợi nhuận ròng ngành thép bị giảm sâu. (Hình 2)
NGÀNH THÉP: LIỆU ĐÃ CHẠM ĐÁY NỖI ĐAU ?. -------------------------------------------. Mặc dù theo dõi  ...
VD như Hòa Phát với công suất hiện tại (5,5 triệu tấn phôi thép và thép xây + 3 triệu tấn HRC) cần phải nhập khẩu khoảng 13 triệu tấn quặng/năm, 7 triệu tấn than luyện coke/năm. Chính áp lực từ Giá NVL cao + USD tăng --> combo làm tăng Giá vốn của HPG. HPG đã từ rất lâu mới có một quý Lợi nhuận âm. Hàng loạt DN thép khác cũng có KQKD “thê thảm” giống như Chủ tịch Trần Đình Long cảnh báo.
---------------------------------------------
𝗕𝗔𝗢 𝗚𝗜𝗢̛̀ 𝗡𝗚𝗔̀𝗡𝗛 𝗧𝗛𝗘́𝗣 𝗡𝗢́𝗡𝗚 𝗧𝗥𝗢̛̉ 𝗟𝗔̣𝗜 ?
Dù không thể dự báo chắc chắn được thời điểm nhu cầu thép hồi phục, tuy nhiên, nếu TQ sớm mở cửa nền kinh tế trở lại, cuộc chiến Nga – Ukraine kết thúc và các ngân hàng TW thành công trong việc đưa nền kinh tế hạ cánh an toàn, nền kinh tế toàn cầu thoát khỏi bóng ma suy thoái thì nhu cầu thép có thể sẽ sớm tăng trở lại.
- Cơ hội:
+ Trung Quốc sớm mở cửa trở lại và có sự phục hồi nhờ các chính sách hỗ trợ đầu tư công vào cơ sở hạ tầng;
+ Giá nhiều loại NVL đã giảm mạnh như Quặng sắt, than cốc, thép phế … Ngoài ra giá cước vận tải biển cũng hạ nhiệt. Đồng nghĩa giá thép tồn kho Quý 2,3 sẽ thấp --> Biên lợi nhuận các Quý tiếp theo sẽ được cải thiện; (Hình 3)
NGÀNH THÉP: LIỆU ĐÃ CHẠM ĐÁY NỖI ĐAU ?. -------------------------------------------. Mặc dù theo dõi  ...
+ Đầu tư công cuối năm 2022 và đầu 2023 sẽ được cải thiện, giúp sản lượng thép cũng như VLXD khác được phục hồi;
+ Nhiều nhà sản xuất thép châu Âu có kế hoạch ngừng hoạt động vào và bắt đầu giảm đáng kể sản lượng thép do chi phí năng lượng và giá NVL cao trong bối cảnh tiêu thụ thép yếu. Điều này là cơ hội cho các DN xuất khẩu thép của VN.
- Rủi ro:
+ Trong nước: Nhiều chủ đầu tư BĐS có thể tiếp tục gặp khó về dòng tiền do hạn mức tín dụng + thắt chặt trái phiếu, nút thắt đầu tư công chưa được tháo gỡ --> giảm nhu cầu đầu tư.
+ Quốc tế: FED và các nước vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt lãi suất, điều này gây nên rủi ro tỷ giá cũng như ảnh hưởng đến dòng tiền đầu tư của các ông lớn trên thị trường.
-------------------------------------------
𝗧𝗢̂̉𝗡𝗚 𝗞𝗘̂́𝗧
Positive Flow tin rằng Ngành thép sẽ cải thiện đáng kể Biên lợi nhuận gộp kể từ Quý 4.2022 khi giá NVL giảm giúp hạ Giá vốn hàng tồn kho.
Tuy nhiên kỳ vọng Sản lượng tiêu thụ + Giá thép tăng trở lại như trước khó có thể xảy ra ngay trong đầu năm 2023, do những khó khăn trong ngành BĐS và Đầu tư công vẫn chưa thể khắc phục.
Với mức giá hiện tại của cổ phiếu, chúng ta hoàn toàn có thể bắt đầu chú ý đến ngành thép khi có các dấu hiệu khả quan hơn của nền kinh tế. Vấn đề là chúng ta cần có tầm nhìn và sự kiên nhẫn.
Trong khi nhiều NĐT tháo chạy khỏi HPG vì lợi nhuận 2-3 quý trước mắt giảm, thì chủ tịch Long, cổ đông lớn nhất tại Hoà Phát vẫn rất tự tin tập trung nguồn lực để khởi công và hoàn thành Dung Quất 2 trong thời gian sớm nhất, giúp tăng thêm 75% công suất. Điều này không quá khó hiểu, khi mà Hoà Phát đang nắm giữ lợi thế cạnh tranh tuyệt đối về chi phí sản xuất thép ở VN. Nếu tin vào câu chuyện tăng trưởng của Việt Nam, chắc chắn nhu cầu tiêu thụ thép trên đầu người sẽ còn tăng trưởng rất nhiều. Mặc dù lợi nhuận ngắn hạn sụt giảm, Hoà Phát vẫn đang đứng trước một cơ hội rất lớn để tập trung tăng thêm công suất và chờ đợi gia tăng thị phần trong tương lai.
Ngoài Dung Quất 2 của Hòa Phát công suất 5.6 triệu tấn/năm với tổng mức đầu tư (TMĐT) ~85.000 tỷ đồng, còn có 2 dự án khủng mới công bố gần đây là dự án thép Xuân Thiện ở Nam Định, công suất 8.4 triệu tấn/năm với TMĐT 98.000 tỷ đồng và dự án Vina Roma công suất 4.5 triệu tấn/năm ở Quảng Trị với TMĐT 47.000 tỷ đồng. Tổng công suất 3 dự án trên là ~18,5 triệu tấn, trong đó thép cán nóng HRC là 14,2 triệu tấn năm, chiếm 76% công suất đầu tư. Nếu kinh tế ổn định trở lại, dự kiến ngành thép Việt sẽ nóng trở lại trong các năm sau khi nhiều DN có kế hoạch mở rộng với sản phẩm thép cuộn cán nóng (HRC).
---------------------------------------
Disclaimer: Bài viết mang quan điểm cá nhân, không khuyến nghị mua bán.
Chấm “.” và Follow nếu quan tâm.
_ _ _ 𝐏𝐎𝐒𝐈𝐓𝐈𝐕𝐄 𝐅𝐋𝐎𝐖 (𝐏𝐅𝐈𝐂) _ _ _
𝑭𝒐𝒍𝒍𝒐𝒘 𝒕𝒉𝒆 𝑴𝒐𝒏𝒆𝒚 𝒂𝒏𝒅 𝑮𝒆𝒕 𝑷𝒓𝒐𝒇𝒊𝒕
𝐓𝐞𝐥: 0837.935.489 Website: positiveflow.vn
#positiveflow
Nhà đầu tư lưu ý
Mã liên quan
Giá
Biểu đồ

28.40

-0.15 (-0.53%)

Biểu đồ mã HPG

19.40

-0.20 (-1.02%)

Biểu đồ mã HSG
Xem thêm Xem thêm
16 Yêu thích
9 Bình luận 37 Chia sẻ
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ